Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thị Nhung, Quyền Đình Hà

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 509 Historical, geographic, persons treatment

Thông tin xuất bản: Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 1081 - 1090

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415581

 Bài báo này được thực hiện dựa trên các dữ liệu thu thập từ báo cáo của các cơ quan chuyên môn, phỏng vấn sâu cán bộ, khảo sát thực tế các đơn vị sản xuất nhằm đánh giá thực trạng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 14 vùng trồng trọt công nghệ cao đã được hình thành và phát triển theo quy hoạch, tập trung vào rau, hoa, chè, vải thiều, cây ăn quả có múi và nấm. Nhiều công nghệ cao được đưa vào áp dụng như lai tạo giống cây trồng mới, chăm sóc nuôi dưỡng cây bằng thiết bị tự động,... Tại đây cũng hình thành và phát triển các liên kết sản xuất và tiêu thụ trong nội bộ vùng. Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chưa được đầu tư đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
  thiếu các công nghệ cốt lõi nhất là công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học
  tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho phát triển vùng trồng trọt công nghệ cao của tỉnh trong thời gian tới., Tóm tắt tiếng anh, The present article was based on data and information collected from official reports, in-depth interviews with local officials, and field surveys of production units to assess the current situation of the development of hi-tech agricultural zones in Bac Giang province. The research results show that there were 14 hi-tech cultivation zones that have been established and developed as planned, focusing on vegetables, flowers, tea, lychee, citrus, and mushrooms. Various high technologies have been put into application such as breeding new plant varieties and crop management practices with automatic equipment. Consumption linkages within zones were also established and developed. However, technical infrastructure for hi-tech agricultural production has not been synchronously invested from production to harvesting, preliminary processing, preservation and product consumption, lack of core technologies, especially information technology, automation technology, and biotechnology
  and potential risks. Therefore, the local government should have stronger support policies for the development of the province's hi-tech agricultural zones in the coming time.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH