Can thiệp động mạch vành là một phương pháp có hiệu quả cao trong điều trị bệnh động mạch vành trên thế giới. Tại Huế, kỹ thuật này đã được triển khai từ năm 1998 và được thực hiện một cách thường quy. Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm đánh giá lại hiệu quả của phương pháp can thiệp động mạch vành trên thực tế lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên đối tượng bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh động mạch vành và được can thiệp động mạch vành từ tháng 9 - 2010 tới tháng 6 - 2013. Kết quả Bệnh động mạch vành tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu (56.36%), tiếp theo là rối loạn lipid máu (48.16%) và hút thuốc lá (33.9%). Các bệnh nhân có số yếu tố nguy cơ từ 2 - 4 chiếm đa số 78.22%.
* Phần lớn bệnh nhân có tổn tương 1 - 2 mạch máu chiếm 89.66 %. Tổn thương ĐM Liên thất trước nhiều nhất (67.63%), tiếp theo là ĐMV phải (45.18%) và ĐM Mũ (35.52%). Thấp nhất là tổn thương thân chung (0.86%). Chiều dài trung bình tổn thương ĐM liên thất trước và ĐM vành phải tương đương nhau 16.98±9.4 mm & 16.05±8.7 mm (p>
0.05) và dài hơn so với ĐM Mũ 13.27±7.01 mm (p<
0.05) và ĐM thân chung 9.73±2.77 mm (p<
0.05). Động mạch Liên thất trước được can thiệp nhiều nhất (51.75%), sau đó đến ĐM vành phải (32.53%) và động mạch Mũ (15.02%). Tổng số biến chứng của can thiệp động mạch vành là 2.9%, trong đó tử vong là 0.17%
NMCT là 0.34% và TBMMN là 0.085%. Kết luận Can thiệp động mạch vành là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao đối với bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Trung ương Huế, với tỷ lệ thành công rất cao và biến chứng thấp.