Tình hình phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu sau sinh đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm (2017 - 2021)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đoàn Thị Phương Lam, Ngô Minh Thắng, Nguyễn Mạnh Thắng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Phụ sản, 2022

Mô tả vật lý: 70 - 73

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415653

Xác định tỷ lệ phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu sau sinh đường âm đạo và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến phẫu thuật cấp cứu. Phân tích hồi cứu qua hồ sơ bệnh án tất cả những trường hợp phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu sau sinh đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2017 đến hết năm 2021. Kết quả Có 6/49.445 ca đẻ đường âm đạo phải phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm. Tỷ lệ chung của phẫu thuật cấp cứu sau đẻ đường âm đạo là 0,12 cho mỗi 1000 ca đẻ tính từ năm 2017 đến năm 2021. Trong số ca cắt tử cung cấp cứu sau đẻ có năm ca là đẻ thường, một ca sau đẻ thủ thuật Forceps. Chỉ định cắt tử cung cấp cứu đứng đầu là do đờ tử cung với 3 ca (50%), tiếp đến là bất thường rau thai có 2 ca (33,3%), tổn thương đoạn dưới tử cung là 1 ca (16,7%). Trong 6 ca mổ cắt tử cung thì có 5 ca sinh con từ lần thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 83,3%, 1 ca sinh con lần hai (16,7%), không có ca nào sinh con lần đầu. Với những trường hợp sinh con từ lần thứ 3 trở lên hoặc trong quá trình khám thai và siêu âm nghi ngờ rau thai bám bất thường (phù thai rau, nghi ngờ rau cài răng lược một phần, hoặc mổ đẻ cũ) thường có nguy cơ chảy máu nặng do đờ tử cung sau đẻ hoặc rau không bong dẫn đến phải cắt tử cung cấp cứu sau sinh. Vì vậy, với những trường hợp này nên khuyên sản phụ đến đẻ tại những cơ sở sản khoa có bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm và có khả năng phẫu thuật tốt để cuộc chuyển dạ đẻ đạt kết quả tối ưu nhất, tránh được những tai biến nặng cho sản phụ trong và sau đẻ., Tóm tắt tiếng anh, To determine the incidence, indications and the risk factors of emergency peripartum hysterectomy. We analyzed retrospectively all cases of emergency peripartum hysterectomy performed at the National Hospital of Obstetrics and Gycology between the years of 2017 and 2021. Demographic, medical and clinical data of the patients were recorded. Results There were 6 cases of emergency peripartum hysterectomy among 49.445 vaginal deliveries. The overall incidence of emergency peripartum hysterectomy was 0,12 per 1.000 deliveries from 2017 to 2021. Most cases indications of emergency peripartum hysterectomy being related to uterine atony (50%, 3/6), the second indications being related to accrete spectrum disorder (33.3%, 2/6), and uterine rupture (16.7%, 1/6). The highest prevalence of hysterectomy was associated with a third parity with 5 women (83.3%), and one woman with a second parity. The greatest cause of emergency peripartum hysterectomy after vaginal delivery was related to attached uterine atony, placenta accreta spectrum disorders, and women who give birth many times (more than two births). Therefore, it should be kept in those cases to perform delivery in suitable clinical settings with experienced surgeons so as to achieve optimal outcome and avoid serious complications for women.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH