Biến đối khí hậu đã gây thiệt hại trầm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt tiểu vùng Tứ Giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang đã xảy ra tình trạng xâm nhập mặn và khô hạn lịch sử năm 2015-2016. Nghiên cứu được tiến hành nhằm (i) ước tính trữ lượng nước tiềm năng
(ii) ước lượng nhu cầu cần sử dụng nước cho cây trồng
(iii) mức độ đáp ứng lượng nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu đã ứng dụng các phương pháp như phân tích đất, điều tra nông hộ, ứng dụng GIS xây dựng và chồng lấp các bản đồ (hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, trữ lượng nước ngọt, nhiệt độ và đất). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng lượng nước tiềm năng ước tính đạt 18.246 triệu m³, trong đó lượng nước trong mùa mưa đạt đến khoảng 4.000 triệu m³ và khoảng 500 triệu m³ trong mùa khô. Nhu cầu nước tưới cho lúa và khóm biến động khá lớn, lúa cần 1.000-4.000m³/ha vào tháng 4/2016 và khóm cần khoảng 1.000 m³/ha trong giai đoạn 12/2015-4/2016. Tổng lượng nước nông dân sử dụng tưới cho lúa vụ đông xuân, hè thu lần lượt là 9.185 m³/ha, 8.732 m³/ha và khóm khoảng 5.400 m³/ha. Mức độ thiếu nước nghiêm trọng (>
2.000 m³/ha) cho lúa và khóm trong tháng 4 và 4/2016 với 22-28% diện tích, diện tích bị thiếu nước lớn nhất (136,068 ha) xảy ra vào tháng 2/2015 ở mức độ thấp (<
500 m³/ha). Xét về không gian, tình trạng thiếu nước tưới nghiêm trọng phân bố ở các huyện Hòn Đất, Giang Thành, Kiên Lương và cần lượng nước tưới tối thiểu là 2.000 m³/ha trong tháng 2/2016. Nghiên cứu đã đánh giá được tiềm năng nước ngọt, nhu cầu và mức độ đáp ứng nước ngọt của vùng sản xuất lúa và khóm theo không gian và thời gian.