Cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc ở khu vực Nam Á trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Lê Thy Thương, Trần Hoàng Long

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 320 Political science (Politics and government)

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, 2022

Mô tả vật lý: 31-40

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415721

 Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc châu Á là Ấn Độ - Trung Quốc đã trở nên ngày càng quyết liệt ở khắp các địa bàn và trên tất cả các lĩnh vực. Ở Nam Á - khu vực có đặc thù riêng là "khu vực chịu ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ ", Ấn Độ vẫn giành được những lợi thế nhất định nhưng đang dần để Trung Quốc lấn át trong một số khía cạnh. Trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa cũng vậy, dù có lợi thế tự nhiên là mối quan hệ gần gũi về văn hóa và lịch sử với các nước láng giềng, nhưng trong một số trường hợp Ấn Độ chưa phát huy được hết lợi thế của mình và để Trung Quốc vượt qua. Bài viết làm rõ thực trạng cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc ở khu vực Nam Á trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa thông qua các nội dung cơ bản sau (i) hoạt động quảng bá và hợp tác văn hóa, (ii) sự ra đời và tầm ảnh hưởng của các trung tâm văn hóa, (iii) hoạt động hợp tác trong giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, (iv) công tác báo chí và truyền thông. Qua đó, bài viết khẳng định rằng
  ảnh hưởng về văn hóa của Ấn Độ ở khu vực Nam Á là kháng thể thay thế, nhưng nước này cần cảnh giác với sự tăng cường hiện diện và quảng bá vô cùng tích cực của Trung Quốc., Tóm tắt tiếng anh, From the beginning of the 21st century until now, the strategic competition between the two Asian powers, India and China, has become increasingly fierce in all regions and in all fields. In South Asia - an area with its own peculiarity as "the region of India's traditional influence", India still has certain advantages but is gradually letting China dominate in some aspects. Likewise in the field of cultural diplomacy, despite the natural advantage of having close cultural and historical ties with neighboring countries, in some cases India has not yet fully brought into play its advantages and are surpassed by China. The paper clarifies the reality of India - China competition in South Asia in the field of cultural diplomacy through the following main contents (i) cultural promotion and cooperation activities, (ii) the establishment and influence of cultural centers, (iii) cooperation in education, training and human resource development, (iv) journalism and communication affairs. Thereby, the paper affirms that India's cultural influence in South Asia is irreplaceable, but it needs to be wary of China's increasing presence and extremely active promotion.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH