KHẢO SÁT TÍNH ĐẶC HIỆU CỦA MỘT SỐ CẶP MỒI ỨNG DỤNG TRONG BỘ KIT PHÁT HIỆN NHANH VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS TRÊN TÔM SÚ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Minh Nguyệt Đoàn, Thị Hồng Phượng Huỳnh, Hữu Thanh Nguyễn, Thị Tuyết Nga Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Đại học Thủ Dầu Một, 2019

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415777

 Sản xuất tôm sú có thể mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, tôm sú thường hay bị bệnh, nhất là bệnh gan do vi khuẩn. Vì vậy, nhằm có thể giúp phát hiện nhanh bệnh, nghiên cứu này đã được thực hiện. Nghiên cứu này đã khảo sát cặp mồi đặc hiệu phát hiện nhanh và chính xác vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VP) gây bệnh hủy hoại gan tủy (AHPND) trên tôm sú bằng phương pháp PCR đã được thực hiện trên ba cặp mồi tên là V1, V2, V3. Cả 3 cặp mồi đều có khả năng làm mồi khuếch đại cho đoạn gene toxR trên vi khuẩn VP. Kết quả cho thấy V1 là cặp mồi đặc hiệu nhất có trình tự mồi xuôi 5'-GTCTTCTGACGCAATCGTTG-3'
  mồi ngược 5'-ATACGAGTGGTTGCTGTCATG-3' đáp ứng khả năng phát hiện vi khuẩn VP trên tôm sú với một số đặc điểm i) nhiệt độ gắn mồi thích hợp là 58 oC ii) độ nhạy của mồi là 186,5 x10-4 ng/µL và iii) mồi không bắt cặp với trình tự DNA của hai loại virus gây bệnh còi Monodon Baculovirus (MBV) và bệnh đốm trắng White Spot Syndrome Virus (WSSV) có biểu hiện bệnh gần giống như bệnh gây ra bởi vi khuẩn VP. Ứng dụng cặp mồi V1 đã phát hiện bốn mẫu tôm bị nhiễm VP trong tám mẫu thu tại chợ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH