Bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc đóng cửa khu vực phi thuế quan của cửa khẩu Cầu Treo và chính sách đóng cửa rừng của Lào, kinh tế của xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn-Hà Tĩnh) đã chuyển từ thương mại và khai thác rừng là chính sang phát triển chăn nuôi. Bài viết dựa trên kết quả định lượng và định tính của cuộc khảo sát từ đề tài "Phát triển bền vững ở Lào và ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" và phương pháp phân tích SWOT để phân tích thực trạng và đánh giá một số mô hình chăn nuôi hiện tại của xã Sơn Kim 1, từ đó đưa ra một số hạn chế của các mô hình này. Trên cơ sở lý thuyết phát triển chăn nuôi bền vững và mô hình liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi, bài viết đã đề xuất định hướng xây dựng mô hình hợp tác xã chăn nuôi cho xã Sơn Kim 1, đồng thời thảo luận một số vấn đề đặt ra trong quá trình hình thành và phát triển mô hình này đối với địa phương trong bối cảnh hiện nay.Từ khóa mô hình chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bền vững, hợp tác xã chăn nuôi, Tóm tắt tiếng anh, Directly affected by the closure of the non-tariff area of Cau Treo Border Gate and the policy of forest closure of Laos, the economy of Son Kim 1 commune (Huong Son - Ha Tinh) have shifted from trade and forest exploitation to livestock development. Based on quantitative and qualitative results of the survey from the project Sustainable Development in Laos and in Vietnam in the Context of International Integration and the SWOT analysis method, the paper evaluates the situation of some current livestock models in Son Kim 1 commune, thereby giving some limitations from these models. Based on the theory of sustainable livestock development and the value chain linkage model in livestock production, the paper proposes a cooperative livestock model for Son Kim 1 commune and discusses some issues raised in the formation and development of this model for the commune in current context.Keywords livestock model, sustainable livestock development, cooperation in livestock