Nghiên cứu khảo sát khả năng xử lý phế thải rơm rạ làm phụ gia khoáng cho xi măng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thị Thắng, Tống Tôn Kiên

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 691 Building materials

Thông tin xuất bản: Tạp chí Xây dựng, 2023

Mô tả vật lý: 68-72

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415880

 Tại Việt Nam, một lượng lớn phế thải rơm rạ được tạo ra trong quá trình sản xuất lúa gạo, ước tính khoảng 64,139 triệu tấn/năm. Việc xử lý phế thải rơm rạ hiện nay đang gây ra những tác động xấu đến môi trường. Bài báo này nghiên cứu quy trình xử lý rơm rạ thành tro hoạt tính để làm phụ gia khoáng trong sản xuất xi măng và bê tông. Rơm rạ sau khi được thu gom và đốt ở 5 cấp độ nhiệt độ khác nhau (400, 500, 600, 700 và 800 oC) trong thời gian hằng nhiệt 120 phút. Tro rơm rạ sau khi làm nguội được nghiền mịn qua sàng 0,14 mm. Kết quả phân tích đánh giá các tính chất của tro rơm cho thấy Hàm lượng SiO2 trong các loại tro rơm rạ đạt từ 47,20-50,23%
  Khi sử dụng tro rơm rạ thay thế 10% xi măng đã làm giảm hàm lượng Ca(OH)2 trong đá xi măng từ 31-37,5% ở tuổi 7 ngày và 31,2-46% ở tuổi 28 ngày so với mẫu đối chứng. Tuy nhiên chỉ số hoạt tính cường độ của các mẫu đá chất kết dính chế tạo từ vữa xi măng tiêu chuẩn có chất kết dính gồm 90% xi măng + 10% tro
  cát tiêu chuẩn (tỷ lệ C/CKD = 2,75) và tỷ lệ N/CKD = 0,5 ở tuổi 7 ngày đạt từ 97-105,55%, ở tuổi 28 ngày đạt từ 90,4-101,7% so với mẫu đối chứng. Kết quả này chứng tỏ loại tro rơm chế tạo thỏa mãn yêu cầu làm phụ gia khoáng hoạt tính cao cho xi măng theo TCVN 88272011. Trên cơ sở những kết quả thu được, nhận thấy hoàn toàn có thể xây dựng quy trình xử lý phế thải rơm rạ thành tro hoạt tính cao không những để thay thế một phần clanhke trong sản xuất xi măng, từ đó giảm lượng phát thải khí cacbon đioxit (CO2) trong quá trình sản xuất xi măng
  mà còn góp phần bảo vệ môi trường đồng thời giảm thiểu lượng dùng xi măng., Tóm tắt tiếng anh, In Vietnam, a large amount of rice straw waste is generated during rice production, estimated at 64,139 million tons/year. The current treatment of straw waste is causing bad impacts on the environment. This paper studies the process of processing rice straw into activated ash to make mineral additives in cement and concrete production. Straw after being collected and burned at 5 different temperature levels (400, 500, 600, 700 and 800 oC) for a constant temperature of 120 minutes. After cooling, the straw ash is finely ground through a 0,14 mm sieve. The results of analysis and evaluation of the properties of straw ash showed that SiO2 content in rice straw ash reached 47,20- 50,23%
  When using straw ash to replace 10% of cement, the Ca(OH)2 content in the cement stone was reduced by 31-37,5% at the age of 7 days and 31,2-46% at the age of 28 days compared to the control sample. However, the strength activity index of the binder rock samples made from standard cement mortar has binder consisting of 90% cement + 10% ash
  standard sand (C/CKD ratio = 2,75) and N/CKD ratio = 0,5 at the age of 7 days reached from 97-105,55%, at the age of 28 days reached from 90,4-101,7% compared to the control sample. This result proves that the fabricated straw ash meets the requirements as a highly active mineral additive for cement according to TCVN 88272011. On the basis of the obtained results, it was found that it is possible to build a process to treat rice straw waste into highly active ash not only to replace a part of clinker in cement production, thereby reducing emissions. carbon dioxide (CO2) in the cement production process
  but also contribute to environmental protection while reducing the amount of cement used.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH