Ảnh hưởng của phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả hỗ trợ sinh sản và sẩy thai liên tiếp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Cao Ngọc Thành, Lê Minh Tâm, Võ Văn Chính

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 618 Other branches of medicine Gynecology and obstetrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Phụ sản, 2023

Mô tả vật lý: 21-26

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415884

Tổn thương DNA của tinh trùng (DNA fragmentation index - DFI) có thể ảnh hưởng không chỉ đến quá trình thụ tinh mà còn lên cả sự biểu hiện gen và sự hình thành phôi thai. Tuy nhiên, tác động của DFI và chất lượng phôi lên kết quả mang thai vẫn còn gây tranh cãi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa DFI cao và chất lượng phôi với sự hình thành phôi và điểm chất lượng phôi. Các nghiên cứu gần đây đã báo cáo rằng DFI cao liên quan với sẩy thai sau ICSI và sẩy thai tự nhiên liên tiếp. Mặc dù vậy, cho đến nay điểm cắt giá trị DFI liên quan với kết cục bất lợi trong thai kỳ vẫn chưa rõ ràng. Ngưỡng DFI từ 20% đến 30% thường được sử dụng trong một số nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ giữa DFI với các thông số tinh dịch, giữa DFI với chất lượng phôi và kết quả mang thai liên quan đến kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Yếu tố noãn cần được xem xét trong mối liên quan với sự hình thành phôi và thất bại thai kỳ. Do các kết quả nghiên cứu không đồng nhất, hiện chưa đủ bằng chứng để khuyến cáo thực hiện xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng một cách thường quy trong đánh giá sinh sản nam. Tuy nhiên, các Hiệp hội đều kết luận rằng có bằng chứng mạnh về vai trò xét nghiệm phân mảnh DNA của tinh trùng trong các trường hợp thất bại làm tổ và sẩy thai liên tiếp (STLT). Các nghiên cứu sâu hơn về tế bào tinh trùng có thể phát hiện và ngăn ngừa các bất thường di truyền và biểu sinh có nguồn gốc từ người cha, giúp giảm tỷ lệ vô sinh do yếu tố nam giới. Đặc biệt phân mảnh DNA tinh trùng có thể có vai trò nguyên nhân mới của STLT hoặc thất bại thụ tinh., Tóm tắt tiếng anh, Sperm DNA fragmentation (SDF), which can affect not only fertilization but also embryogenesis and gene expression. However, the impact of DNA fragmentation index (DFI) and embryo quality on pregnancy outcomes remains controversial. Several studies have shown an association between high DFI and embryo quality in relation to embryo formation and embryo quality scores. Recent studies have reported an association between high DFI and miscarriage after ICSI and between high DFI and recurrent spontaneous miscarriage. According to the current literature, the cut-off point for DFI in relation to adverse pregnancy outcomes is still unclear. A DFI threshold of 20% to 30% has been used in a number of studies to evaluate the relationship between DFI and semen parameters, between DFI and embryo quality, as well as ART-related pregnancy outcomes. The oocyte factor should be considered in relation to embryogenesis and pregnancy loss. Due to controversial study results, there is currently insufficient evidence to recommend routine sperm DNA fragmentation in the evaluation of male fertility. However, professional associations concluded that there is strong evidence for the role of sperm DNA fragmentation testing in cases of implantation failure and repeated miscarriage. Further studies of spermatozoa may be able to detect and prevent genetic and epigenetic abnormalities of paternal factor, to reduce the rate of male factor infertility. In particular, sperm DNA fragmentation may have a new etiological role in infertility or fertilization failure
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH