Giá trị chọc hút bằng kim nhỏ u tuyến mang tai tại Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM từ 2020 đến 2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Kim Ngân, Võ Hiếu Bình

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 617.51 *Head

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 194-199

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415925

 Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) trước phẫu thuật là cận lâm sàng cần thiết trong việc chẩn đoán và điều trị u tuyến mang tai. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá giá trị chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) trong chẩn đoán u tuyến mang tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu Mô tả dọc hồi cứu 60 hồ sơ bệnh án được chẩn đoán u tuyến mang tai tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong 2 năm 2020 - 2021. Kết quả nghiên cứu Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) 21,7% không xác định được chẩn đoán. Kết quả chẩn đoán u ác tính FNA chiếm 8,3%. Kết quả giải phẫu bệnh u lành tính trong 96,6%
  u ác tính trong 3,4%. Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán u tuyến mang tai Độ nhạy 100%
  Độ đặc hiệu 94,8%
  Giá trị chẩn đoán dương 40%
  Giá trị chẩn đoán âm 100%
  Độ chính xác 95%. Giá trị của FNA trong chẩn đoán u tuyến mang tai Độ nhạy 100%
  Độ đặc hiệu 93,3%
  Giá trị chẩn đoán dương 40%
  Giá trị chẩn đoán âm 100%
  Độ chính xác 93,6%. Kết Luận Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) có giá trị cao trong chẩn đoán u lành tính tuyến mang tai. Tuy nhiên, kỹ thuật lấy mẫu không tốt dẫn đến không xác định được chẩn đoán.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH