Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Hồng Nga

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 650 Management and auxiliary services

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Hoà Bình), 2022

Mô tả vật lý: 24-32

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415968

 Bài viết đề cập một nhân tố rất quan trọng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đó là năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Thông qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam qua Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF, nhất là, trụ cột về năng lực sáng tạo
  nhìn vào các tiêu chí đánh giá GCI 4.0 như nguồn nhân lực, mức độ sáng tạo, đổi mới, mức độ kháng cự với các cú sốc bên ngoài và sự nhạy bén, văn hoá doanh nhân, doanh nghiệp có ý tưởng đột phá, sự phối hợp của nhiều bên liên quan, tư duy phản biện, niềm tin của xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, quyền tài sản..., chúng ta dễ dàng thấy được một số vấn đề của nền kinh tế Việt Nam, trong đó, chỉ số Ổn định kinh tế vĩ mô được coi là điểm sáng của Việt Nam. Điểm yếu nhất của nền giáo dục hiện nay là giáo dục chưa khuyến khích sự khác biệt, chưa động viên tinh thần khai phá, chưa kích thích sáng tạo và tư duy phản biện xã hội, v.v. Từ đó, tác giả đưa ra 5 khuyến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, trong đó, có vấn đề thể chế thúc đẩy sáng tạo và tạo niềm tin cho người dân và quốc tế, đồng thời, đẩy mạnh cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo., Tóm tắt tiếng anh, The article discusses competitiveness of Vietnam, a crucial factor in the context of the 4th Industrial Revolution. A couple of remarkable points in Vietnam's economy could be identified through inclusive studies on Vietnam's competitiveness status revealed in the WEF's Global Competitiveness Report, particularly in the analysis regarding innovation competency pillar, and assessments made on the base of GCI 4.0 evaluation criteria, i.e. labor market, creativity level, innovation, resistance to external shocks and flexibility, entrepreneurial culture, disruptive businesses, cooperation of stakeholders, social critical thinking, social trust, IT application capacity, infrastructure, stabilize macroeconomy, property rights.... Among those points, while the macroeconomic stability index seems prospective, education sector reveals its weak points, of which, the most concerning issue is that it neither encouranges diversity nor inspires exploration, innovation and social critical thinking, etc. Therefore, five recommendations for enhancing Vietnam's competitiveness are introduced, including institutional issues to promote innovation and national and international trust, and strengthening education reform and quality.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH