Cách tiếp cận giáo dục dựa vào quỹ tri thức của học sinh (Funds of knowledge) đã và đang được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong nhà trường ở nhiều quốc gia phát triển. Thông qua việc khai thác và sử dụng quỹ tri thức ngoài trường học của học sinh và các hộ gia đình, và đưa vào trong dạy học, cách tiếp cận này được xem là phương pháp quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS), da mầu, học sinh nhập cư, hoặc xuất thân từ tầng lớp có thu nhập trong xã hội. Bài viết dựa trên sự tổng hợp các nghiên cứu khoa học về cách tiếp cận giáo dục này với mục đích giới thiệu một cách tiếp cận giáo dục mới, tiên tiến và góp phần vào giải quyết những thách thức mà giáo dục DTTS Việt Nam đang phải đối mặt. Bài viết cũng gợi ý những hướng nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục DTTS và miền núi ở Việt Nam, đồng thời phát huy các giá trị văn hoá, ngôn ngữ, tri thức địa phương của cộng đồng DTTS