Hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe nâng cao khả năng tự quản lý của người bệnh đái tháo đường týp 2

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Fitzsimmons Kathy, Nguyễn Thị Bích Đào, Nguyễn Thị Gái

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nội tiết và Đái tháo đường, 2021

Mô tả vật lý: 166-174

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416050

 Đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe về tự quản lý cho người bệnh đái tháo đường típ 2 đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu và Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ. Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đến điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Bạc Liêu và Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ từ tháng 02/2017 đến tháng 7/2017. Phương pháp nghiên cứu 140 người bệnh đái tháo đường típ 2 được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm nhóm can thiệp (giáo dục sức khỏe cá nhân) và nhóm chứng. Nhóm can thiệp sẽ được giáo dục sức khỏe với hình thức cá nhân về tự quản lý bệnh đái tháo đường. Can thiệp giáo dục sức khỏe này không áp dụng cho nhóm chứng. Sau 4 tuần, 2 nhóm sẽ được khảo sát lại lần nữa. Điểm số trung bình về kiến thức, hành vi, niềm tin vào khả năng bản thân tự quản lý của bệnh đái tháo đường típ 2 được đánh giá, so sánh trước và sau giáo dục sức khỏe. Kết quả nghiên cứu Đánh giá tổng điểm kiến thức, niềm tin vào bản thân, mức độ hành vi tự quản lý của người bệnh đái tháo đường típ 2 ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng phản ánh được hiệu quả bước đầu của chương trình giáo dục sức khỏe. Sự khác biệt đường huyết lúc đói có ý nghĩa trước và sau giáo dục khỏe ở nhóm chứng (p=0,027), nhóm can thiệp (p<
 0,001). Kết luận Giáo dục sức khỏe có hiệu quả đóng vai trò đáng kể trong việc điều trị, theo dõi và chăm sóc của người bệnh đái tháo đường típ 2, đặc biệt là đối tượng ngoại trú., Tóm tắt tiếng anh, Evaluate the effectiveness of health education program on self-management for type 2 diabetes are being treated as outpatients at Bac Lieu and Thanh Vu general hospital. Design randomized controlled trial. Participants Outpatients with type 2 diabetes in Bac lieu and Thanh Vu General Hospita from 02/2017 to 07/2017. Methods 140 patients with type 2 diabetes was randomly assigned to 2 groups intervention group (personal health education) and the control group. The intervention group will be health education with individual forms of selfmanagement of diabetes. Health education interventions are not applied to the control group. After 4 weeks, 2 groups was surveyed again. The average score of knowledge, behavior, sefl - efficacy to self-management of type 2 diabetes was assessed, comparing before and after health education. Results Assessed of the total score of knowledge, sefl - efficacy and self-management behavior of type 2 diabetes patients in the intervention group was higher than control group that reflected the first effectiveness of health education program. The difference in fasting blood sugar was significant before and after healthy education in the control group (p = 0.027), and the intervention group (p <
 0.001). Conclusions Especially outpatients, effective health education plays a significant role in the treatment, monitoring and caring of people with type 2 diabetes.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH