Hiệu ứng Allee mô tả một kịch bản trong đó các quần thể ở số lượng thấp bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng và mật độ dân số, điều này làm tăng khả năng tuyệt chủng của chúng. Tầm quan trọng của quá trình này trong sinh thái học đã bị đánh giá thấp và các bằng chứng gần đây cho thấy rằng nó có thể có tác động đến động thái dân số của nhiều loài động thực vật. Các nghiên cứu về cơ chế nhân quả tạo ra hiệu ứng Allee trong các quần thể có thể cung cấp chìa khóa để hiểu động lực học của quần thể. Hiện nay, hầu hết các mô hình ung thư đều giả định rằng quần thể tế bào khối u, ở mật độ thấp, phát triển theo cấp số nhân để cuối cùng bị giới hạn bởi số lượng tài nguyên sẵn có như không gian và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, dữ liệu tiền lâm sàng và lâm sàng gần đây về sự khởi phát hoặc tái phát của ung thư cho thấy sự hiện diện của động lực của quần thể, trong đó tốc độ phát triển tăng lên theo số lượng tế bào. Hiệu ứng như vậy tương tự như hành vi hợp tác trong một hệ sinh thái được mô tả bằng hiệu ứng Allee. Trong bài báo này, chúng tôi mô hình hóa hiệu ứng Allee đối với sự phát triển của ung thư thông qua các đặc tính của mô hình động lực học để nghiên cứu sự phát triển của quần thể các tế bào ung thư từ đó lựa chọn các liệu pháp điều trị thích hợp hơn., Tóm tắt tiếng anh, The Allee effect describes a scenario in which populations at low numbers are influenced by a positive relationship between growth rate and population density, which increases their likelihood of extinction. The importance of this process in ecology has been underestimated, and recent evidence suggests that it may have an impact on the population dynamics of many plant and animal species. Studies of the causal mechanisms that produce the Allee effect in populations may provide the key to understanding population dynamics. Currently, most cancer models assume that tumor cell populations, at low densities, grow exponentially to eventually be limited by the number of available resources such as space and substance. nutrition. However, recent preclinical and clinical data on the onset or recurrence of cancer suggest the presence of population dynamics, in which the growth rate increases with cell number. Such an effect is similar to the cooperative behavior in an ecosystem described by the Allee effect. In this paper, we model the Allee effect on cancer growth through the properties of the dynamical model to study the growth of the population of cancer cells from which to select. more appropriate therapies.