Cân bằng nước và một số kiến nghị về định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh An Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phan Trường Khanh, Tô Quang Toản

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 630 Agriculture and related technologies

Thông tin xuất bản: Khi tượng Thủy văn, 2022

Mô tả vật lý: 74-87

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416160

 An Giang đứng thứ hai trong các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng lương thực và nuôi cá nước ngọt, ở năm 2021 An Giang đóng góp 17,03% tổng sản lượng lương thực và 21,82% tổng sản lượng cá nuôi vùng ĐBSCL. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cùng với các gia tăng phát triển nông nghiệp và thủy điện ở thượng nguồn đã làm ảnh hưởng lớn đến dòng chảy về đồng bằng cả mùa lũ và mùa kiệt những năm gần đây. Từ 2003 đến nay, ngoại trừ có lũ lớn ở 2011 còn lại liên tục là các năm lũ nhỏ và rất nhỏ. Hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng, đặc biệt ở mùa khô 2015-2016 và 2019-2020. An Giang là tỉnh đầu nguồn được xem là có lợi thế hơn về nguồn nước nên còn ít nghiên cứu chỉ ra các mối đe dọa đến sản xuất cho tỉnh. Thông qua việc sử dụng một số phương pháp tính toán cân bằng nước cho An Giang ứng dụng của các mô hình mô phỏng lưu vực IQQM để tính nhu cầu nước
  ứng dụng mô hình MIKE 11 để tính thủy lực và xâm nhập mặn
  tính toán chỉ số khai thác nguồn nước, nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng nước như hiện nay ở các tháng kiệt ở mức 99,1÷187,6 m3/s đã đạt đến trạng thái bằng/vượt mức tới hạn ở ngưỡng khuyến cáo có căng thẳng về nước ở năm trung bình nước hay đến mức khá căng thẳng về nước vào tháng 2 và tháng 3 ở năm kiệt nước. Bài báo đưa ra một số kiến nghị về định hướng và giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh An Giang., Tóm tắt tiếng anh, An Giang ranks second among provinces in the Mekong Delta in terms of food production and freshwater fish farming, in 2021 An Giang contributes 17.03% of total food production and 21.82% of total farming fish production in the Mekong Delta. Climate change, sea level rise, and the extend upstream developments for agriculture and hydropower have greatly affected the flow to the delta in both the flood season and the dry season in recent years. From 2003 up to now, except a large flood in 2011, the remaining years are small and very small floods. Droughts, water shortages and saltwater intrusion are increasing, especially in the dry seasons of 2015-2016 and 2019-2020. An Giang is the first province to receive water form the Mekong River Basin, that is considered to have more advantages then other provinces, so there are few studies showing threats to production for An Giang. By using of a number of methods to calculate water balance for An Giang application of IQQM, a basin simulation models to calculate water demand
  applying MIKE 11 model to calculate hydraulics and saline intrusion
  Calculating the water exploitation index, the study has shown that the current water use in the dry months at 99.1÷187.6 m3/s has reached the critical state/excess at the threshold. It is recommended that there is water stress in the mean hydrological year or quite water stress in February and March in the drought year. The paper makes some recommendations on orientations and solutions for sustainable agricultural development in An Giang province.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH