Trong những năm gần đây, mặc dù tài chính y tế ở Việt Nam đã được cải cách đáng kể, nhưng những thay đổi về dịch tễ học, nhân khẩu học, và nhu cầu chăm sóc y tế ngày càng tăng sẽ tiếp tục gây áp lực lên chi tiêu y tế. Bài viết này nghiên ảnh hưởng của già hóa dân số đối với việc cung cấp tài chính công cho hệ thống y tế. Chúng tôi xây dựng một mô hình vòng đời cân bằng chung để nghiên cứu tác động của quá trình lão hóa đồng thời sử dụng dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 2009 đến năm 2020 ở Việt Nam để xem xét tác động tài chính của gánh nặng sức khỏe người cao tuổi và đánh giá các giải pháp thay thế chính sách khác nhau được thiết kế để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của quá trình già hóa. Kết quả cho thấy gánh nặng sức khỏe người cao tuổi có tác động tiêu cực đến cân bằng tài chính y tế, giảm gánh nặng sức khỏe người cao tuổi và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực chăm sóc y tế là hai chiến lược khả thi để tăng cường tính bền vững của tài chính y tế., Tóm tắt tiếng anh, In recent years, although health financing in Vietnam has already undergone significant reform, changes in epidemiology, demographics, and increasing demand for health care will continue to put pressure on health spending. This paper examines the effects of population ageing on the public financing of the health system. We build a common balanced life cycle model to study the impact of aging. We used World Health Organization data from 2009 to 2020 in Vietnam to examine the financial impact of the health burden of older persons and evaluate various policy alternatives designed to alleviate the negative effects of aging. The results demonstrated that the elderly health burden has a negative impact on fiscal balance, and reducing the elderly health burden and improving healthcare resource efficiencies are two feasible strategies to enhance fiscal sustainability.