Nghiên cứu tiến cứu trên 52 trường hợp được ghép gan từ người hiến sống sử dụng mảnh ghép gan phải tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả Có 42 trường hợp sử dụng mảnh ghép gan phải mở rộng gồm cả tĩnh mạch gan giữa (80,7%) và 10 trường hợp sử dụng mảnh ghép gan phải cải tiến có tĩnh mạch gan giữa được tái tạo lưu thông từ các nhánh V5 và/ hoặc V8 (19,3%). 100% các trường hợp tái tạo lưu thông tĩnh mạch gan sử dụng đoạn mạch nhân tạo polytetrafluoroethylene. 100% các trường hợp đều được nối tĩnh mạch gan giữa và tĩnh mạch gan phải thành miệng nối chung duy nhất và đều được mở rộng sang bên trái và xuống dưới tại lỗ của tĩnh mạch gan phải người nhận với chiều dài đường rạch trung bình lần lượt là 14mm và 9,7mm. Có 15 trường hợp có tĩnh mạch gan phải phụ có đường kính trên 5mm được nối thẳng trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới kiểu tận-bên (28,8%). 100% các trường hợp đều sử dụng mối khâu vắt tận-tận giữa tĩnh mạch cửa phải người hiến và tĩnh mạch cửa người nhận. Có 4 trường hợp tiến hành lấy huyết khối mạn tính độ I, II của tĩnh mạch cửa. Có 2 trường hợp cắt lách (3,8%) kèm theo sau khi ghép mảnh gan vào người nhận và 5 trường hợp thắt các vòng nối tĩnh mạch (9,6%). 100% các trường hợp được khâu nối tận tận theo giải phẫu giữa động mạch gan của người nhận và người hiến sử dụng mối khâu vắt kiểu thả dù và dùng kính lúp phẫu thuật có độ phóng đại 3,5 lần và chỉ Prolen 8/0. Có 2 trường hợp bóc tách nội mạch động mạch gan phải mức độ nhẹ phải cắt đoạn qua phần bóc tách đến phần lành (3,8%) và 2/52 trường hợp sử dụng động mạch gan khác (3,8%). Kết luận Tái tạo lưu thông tĩnh mạch gan phải và giữa thành một miệng nối duy nhất trong ghép gan từ người hiến sống sử dụng mảnh ghép gan phải là một phương pháp hiệu quả. Cần đánh giá biến đổi giải phẫu, tình trạng huyết khối mạn tính tĩnh mạch cửa và tổn thương bóc tách nội mạc động mạch gan trước ghép để có phương án tái tạo lưu thông phù hợp nhất. , Tóm tắt tiếng anh, To evaluate the technical characteristics of vascular reconstruction in right lobe graft living donor liver transplantation. Subject and method The prospective study was performed on 52 cases of living donor liver transplantation using right lobe graft at 108 Military Central Hospital from January 2019 to December 2020. Result There were 42 cases of using the extended lobe living donor liver transplant including the middle hepatic vein (80.7%) and 10 cases of the modified right lobe graft with the middle hepatic vein reconstructed from the V5 and/or V8 branches (19.3%) by using polytetrafluoroethylene artificial vessels. We conjoined the MHV and RHV as a single orifice hepatic vein. The hepatic veins were enlarged to the left and downwards at the orifice of the recipient's right hepatic vein, with a mean incision length of 14mm and 9.7mm, respectively. A total of 15 accessory right inferior hepatic veins with diameter >
5mm were anastomosed directly to inferior vena cava (IVC) in an end-to-side fashion in recipient (28.8%). 100% of the portal vein anatomical anastomosis were performed in an end-to-end fashion using continuous sutures. The thrombectomy was performed in 4 cases of PVT grade I and II. Two cases were performed simultaneous splenectomy during LDLT, and five cases underwent portosystemic collaterals ligation. 100% of the hepatic arteries anatomical reconstructions were performed under surgical loupes of magnification 3.5X in an end-to-end fashion with parachute technique using continuous 8-0 Prolene sutures. A total of 2 cases with mild intimal dissection need to cut back the dissected artery to get a healthy undissected stump (3.8%) and 2 cases need to use the other undissected HA (3.8%). Conclusion The single orifice hepatic vein reconstruction in LDLT using a right lobe graft is a feasible surgical technique. It is necessary to assess the anatomical variation, non-tumoral thrombosis of the portal vein and the intimal dissection of hepatic artery before transplantation to select the most appropriate reconstruction method.