Đánh giá hiệu quả dự phòng đau của gabapentin ở bệnh nhân phẫu thuật làm cứng cột sống

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Khưu Minh Lợi, Phan Tôn Ngọc Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616.7 *Diseases of musculoskeletal system

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 201-205

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416169

 Giảm đau đa mô thức đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích như cải thiện hiệu quả giảm đau, giảm tác dụng phụ của opioid, rút ngắn thời gian nằm viện, đặc biệt đối với các loại phẫu thuật có mức độ gây đau nhiều như phẫu thuật làm cứng cột sống. Gapapentin có vai trò giảm loạn cảm đau và tăng nhạy cảm, vì thế góp phần giúp đau sau mổ. Mục tiêu Đánh giá hiệu quả dự phòng đau và các tác dụng phụ không mong muốn của gabapentin sau phẫu thuật làm cứng cột sống. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có nhóm chứng, thực hiện trên 60 bệnh nhân được phẫu thuật làm cứng cột sống từ tháng 02/2021 đến 04/2022 và chia làm 2 nhóm Nhóm nghiên cứu được uống gabapentin (600mg) và nhóm chứng uống giả dược. Kết cục chính là tổng liều morphin tiêu thụ trong 24 giờ sau mổ. Đánh giá đau bằng thang điểm VAS khi nghỉ ngơi và vận động, cũng như các tác dụng phụ cũng được ghi nhận. Có sự khác biệt ý nghĩa về tổng liều morphin tiêu thụ trong 24 giờ đầu sau mổ giữa 2 nhóm, nhóm gabapentin là 13,9 ± 4,54mg và nhóm chứng là 17,1 ± 4,98mg
  p = 0,013. Điểm đau VAS khi nghỉ ngơi và vận động tại các thời điểm 1 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ sau mổ của 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >
  0,05). Nhóm gabapentin có tỉ lệ buồn nôn và nôn (10%) thấp hơn so nhóm chứng (36,7%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,032. Các tác dụng phụ khác như chóng mặt, suy hô hấp, an thần, ngứa tương đương nhau ở cả 2 nhóm. Kết luận Gabapentin có hiệu quả giảm đau trên đối tượng người bệnh được phẫu thuật làm cứng cột sống. Ngoài ra, sử dụng gabapentin còn giúp giảm tỷ lệ buồn nôn và nôn sau mổ. , Tóm tắt tiếng anh, Multimodal analgesia has been shown to provide many benefits such as improving the effectiveness of pain relief, reducing opioid side effects and shortening hospital stay, especially for surgery types that cause as much pain as spinal fusion surgery. Gapapentin plays a role in reducing allodynia and hyperalgesia, thereby contributing to postoperative pain relief. Objectives To assess the analgesic effectiveness and adverse effects of gabapentin after spinal fusion surgery. Subjects and Methods In a randomized, placebo-controlled study was conducted on 60 patients undergoing spinal fusion sugery from 02/2021-04/2022 and randomly assigned to two groups. Study group received a single dose of oral gabapentin (600mg) and control group received placebo. The primary endpoint was total dose of morphine consumed in the 24 hours after surgery. Pain scores on the VAS scales at rest and during movement, as well as side effects were also recorded. Results There was a significant difference in the total dose of morphine consumed in the first 24 hours after surgery between the two groups, the gabapentin group was 13.9 ± 4.54 mg and the control group was 17.1 ± 4,98 mg
  p = 0.013. The diffenrence of VAS pain scores at rest and movement at 1, 3, 6, 12 and 24 hours after surgery was not statistically significant (p >
  0.05). The gabapentin group had a significantly lower rate of nausea and vomiting (10%) than the control group (36.7%
  p = 0.032). Other side effects such as dizziness, respiratory depression, over-sedation and pruritus were similar in both groups.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH