Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường tại bệnh viện E Trung ương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Thị Thu Hà, Phạm Diệu Linh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616.4 Diseases of hematopoietic, lymphatic, glandular systems Diseases of endocrine system

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 341-348

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416170

 Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường tại Bệnh viện E Trung ương năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 148 bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 tại Bệnh viện E Trung ương từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023. Kết quả Trong tổng số 148 bệnh nhân (296 mắt), tỷ lệ bệnh nhân có bệnh VMĐTĐ là 47,3%
  trong đó, tỷ lệ bệnh VMĐTĐ chưa tăng sinh nhẹ (R1), vừa (R2) và nặng (R3) lần lượt là 37,1% ,20,0% và 37,9%
  tỷ lệ bệnh VMĐTĐ tăng sinh (R4) là thấp nhất (chiếm 5,0%)
  tỷ lệ phù hoàng điểm ĐTĐ là 7,4%
  có một trường hợp không xác định được có phù hoàng điểm hay không do xuất huyết dịch kính
  trong số 140 mắt có bệnh VMĐTĐ (giai đoạn từ R1 đến R4), các tổn thương ở võng mạc xuất hiện theo tần suất giảm dần gồm có vi phình mạch chiếm tỷ lệ 100%, xuất huyết chiếm 50%, xuất tiết cứng (38,6%), xuất tiết mềm (20,7%), tĩnh mạch chuỗi hạt (5,0%), tân mạch võng mạc (4,3%), quai tĩnh mạch (2,1%), bất thường vi mạch võng mạc và xuất huyết dịch kính cùng chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,7%). Kết luận Tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng tương ứng với tốc độ phát triển hiện đại hóa. Tổn thương võng mạc phần lớn ở giai đoạn chưa có biểu hiện lâm sàng (R0), vì vậy việc khám sàng lọc và phát hiện sớm các tổn thương võng mạc là điều cần thiết để ngăn chặn việc mất thị lực không thể hồi phục cho người bệnh. Trong đó việc kiểm soát đường huyết tại các bệnh viện đa khoa và tuyến cơ sở là rất quan trọng góp phần giảm tỷ lệ biến chứng nặng do bệnh đái tháo đường, đặc biệt là ở mắt., Tóm tắt tiếng anh, To describe clinical features of diabetic retinopathy (DR) in E Hospital in 2022-2023. Materials and methods The study was conducted on a data file of 148 patients (296 eyes) who were diagnosed with diabetes type 1 and 2 in E Hospital from July 2022 to July 2023. Results In the data file of 148 patients (296 eyes), the proportion of patients with signs of DR was accounted for 47,3%, in which, the ratios of mild non-proliferative DR (R1), moderate non-proliferative DR (R2) and severe non-proliferative DR (R3) were at 37,1%, 20,0% and 37,9% respectively
  the rate of PDR (R4) was the lowest, at 5,0%
  the ratio of diabetic macular edema (DME) was 7,4%
  only one case that could not be identified DME because of vitreous hemorrhage
  research in 140 eyes with DR (R1 to R4), there were some lesions appeared in decreasing frequency microaneurysm reached to the highest 100%, retinal hemorrhage stood at a half, hard exudate (38,6%), cotton wood (20,7%), venous beading (5,0%), new vessel (4,3%), vascular loop (2,1%), IRMA and vitreous hemorrhage (0,7%). Conclusion The proportion of DR tends to be increasing. The retinal damage of patients with DR is mainly at the R0 stage which means no clinical manifestations, thus screening DR plays an important role to prevent patients from losing their vision acuity permanently. Therefore, controlling diabetes well at general hospital is essential to reduce serious diabetic complications, especially in retina.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH