Hiện nay, sâm Ngọc Linh đang được khai thác quá mức nên việc chủ động nguồn giống từ hạt còn gặp nhiều khó khăn. Trong nghiên cứu này, cây sâm Ngọc Linh có nguồn gốc nuôi cấy in vitro được sử dụng làm nguồn vật liệu ban đầu để khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể nuôi cấy khác nhau (đất sạch Pindstrup, đất mùn núi, xơ dừa, phân bò khô, bã trồng nấm và vỏ trấu hun), chế độ dinh dưỡng (tỷ lệ NP2O5K2O) và điều kiện sinh thái của 4 điều kiện nuôi trồng (2 điều kiện nhà kính, 1 điều kiện nhà mái che kiên cố và 1 điều kiện trồng ngoài tự nhiên) đối với khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển và ra hoa của cây sâm Ngọc Linh. Kết quả ghi nhận được cho thấy, cây sâm Ngọc Linh có nguồn gốc nuôi cấy mô cho sự thích nghi và sinh trưởng tốt trên giá thể đất mùnphân bò khôxơ dừa (tỷ lệ 111) và chế độ dinh dưỡng NP2O5K2O (311) ở giai đoạn vườn ươm (cây 1 năm tuổi, bón phân 1 tháng/lần với liều lượng 5 g/cây)
trong khi đó ở giai đoạn vườn trồng (cây 2 năm tuổi trở lên, bón phân 1 tháng/lần với liều lượng 20 g/cây) là giá thể đất mùnphân bò khôPindstrup (tỷ lệ 111) và chế độ dinh dưỡng NP2O5K2O (tỷ lệ 413). Bên cạnh đó, điều kiện nhà kính cho tỷ lệ sống sót cao (79,8%) và cây sâm đã cho hoa (18 cây). Các cây sâm Ngọc Linh có nguồn gốc nuôi cấy in vitro 5 năm tuổi cho khả năng tích lũy saponin G-Rg1 1,248% và G-Rb1 1,012% là tương đồng và saponin M-R2 1,417% là thấp hơn so với sâm Ngọc Linh tự nhiên (Quảng Nam và Kon Tum). Đây là cơ sở cho việc có thể di thực cây sâm Ngọc Linh tới các vùng có điều kiện sinh thái tương tự nhằm mở rộng vùng trồng sâm.Từ khóa điều kiện nuôi trồng, giá thể, Lâm Đồng, saponin, sâm Ngọc Linh.Chỉ số phân loại 4.1