Khảo sát đặc điểm lâm sàng và phương cách xử trí bướu sợi vỏ bào trong thai kỳ tại bệnh viện Từ Dũ. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu Báo cáo loạt ca hồi cứu các trường hợp mổ u buồng trứng trong thai kỳ có kết quả giải phẫu bệnh lý là bướu sợi vỏ bào trong khoảng thời gian từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2019. Kết quả Có 4 trường hợp phát hiện u sợi vỏ bào trong thai kỳ. Hai trường hợp chỉ phát hiện tình cờ lúc mổ lấy thai, không được chẩn đoán trước và trong thai kỳ. Một trường hợp khối u được chẩn đoán là u xơ cơ tử cung và được mổ lấy thai vì khối u tiền đạo. Và duy chất có 1 trường hợp phát hiện u lúc thai 20 tuần và có chỉ định mổ vì nghi khối u ác tính. Cả 4 trường hợp không có triệu chứng cơ năng, nhưng có 2 trường hợp được chẩn đoán trong thai kỳ với một là u xơ cơ tử cung và một là u ác tính. Khảo sát khối bướu trong lúc mổ lấy thai ghi nhận kích thước bướu từ 3 đên 18 cm, 50% dính vào tạng xung quanh và 50% có tăng sinh mạch máu. Xử trí khối bướu là bóc khối bướu (3/4 trường hợp) nhưng có 1 trường hợp nghi ác tính được tiến hành cắt phần phụ. Khối bướu được chẩn đoán là u xơ cơ tử cung được tiến hành bóc khó khăn vì dính và chảy máu nhiều với máu mất 5000 mL. Kết luận Bướu sợi vỏ bào trong thai kì khó có được chẩn đoán chính xác trước mổ. Hình ảnh đại thể của bướu là điểm quan trọng để dự đoán độ lành ác và cách phẫu thuật. Cách xử trí ban đầu thường được chọn lựa là bóc bướu hoặc cắt phần phụ và sau đó sẽ không điều trị tiếp tục với kết quả bướu cỏ sợi bào lành tính. Siêu âm trong thai kỳ có thể bỏ sót khối bướu hoặc chẩn đoán không chính xác bản chất của bướu., Tóm tắt tiếng anh, Ovarian fibro thecomas, classified as sex cord-stromal tumors, are solid tumors of the ovary but benign. Ovarian fibrothecomas in pregnancies are very rare, accounting for less than 5%. There has not been a consensus in its diagnosis and management. Objectives to describe the clinical characteristics of women were diagnosed ovarian fibro thecomas after removing ovarian tumor during pregnancy to more understanding symptoms and management. Methods A retrospective review of the medical records of four patients with a diagnosis of ovarian fibro thecomas in pregnancy. Diagnosed were based on the pathology of ovary tumor after laparotomy removing ovarian tumor in pregnancy or during cesarean section time from January 2015 to June 2019 at Tu Du Hospital. Clinical symptoms, sonographic characteristics and surgical method were collected and analyzed. Results A total 4 cases of fibro thecomas in pregnancy with no symptoms at all. Among them, 2 cases were incidentally diagnosed during cesarean delivery, 2 other cases were diagnosed because of supposing previa myoma in prenatal examination and malignant ovarian tumor at 20 weeks gestational age. The case supposed malignant ovarian tumor underwent unilateral salpingo-oophorectomy and 3 remaining cases were carried out ovarian cystecomy during cesarean section. The size of tumor ranged from 3 to 18 cm, adhension with adjacent organs and increased blood flow were present in 50% of cases. The case supposed myoma, which got stuck inside the surrounding structures, had 5000 mL blood losing during operation. Conclusion Fibro thecomas in pregnancy could be found at the time of cesarean section and gross characteristics evaluated to decide the most appropriate treatment option however ovarian cystectomy was first choice. Ultrasound is not available for finding and identifying fibro thecomas in pregnancy.