So sánh hiệu quả đồng vốn của hộ sản xuất lúa theo qui mô đất khác nhau tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thanh Bình, Trần Thanh Cầm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 650 Management and auxiliary services

Thông tin xuất bản: Khoa học (ĐH Cần Thơ), 2022

Mô tả vật lý: 267-273

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416280

 Canh tác lúa là hoạt động sử dụng tài nguyên đất đai lớn nhất ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nhưng qui mô canh tác không đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Mục tiêu của bài viết này là so sánh hiệu quả đồng vốn theo qui mô đất của mô hình sản xuất lúa ba vụ thông qua phỏng vấn 90 nông dân tại huyện Vũng Liêm, chia thành 3 nhóm theo qui mô đất ít, trung bình và nhiều. Thống kê mô tả và phân tích phương sai một nhân tố được sử dụng để phân tích và so sánh dữ liệu thu thập. Kết quả cho thấy trồng lúa mang lại lợi nhuận và việc làm cho nông dân. Hiệu quả đồng vốn có tính công lao động nhà tăng dần từ 0,65 ở nhóm đất ít lên 0,77 ở nhóm đất trung bình và 0,88 ở nhóm đất nhiều (P<
 0,05). Như vậy, tăng qui mô đất trên hộ là một trong những giải pháp để tăng hiệu quả đồng vốn. Tuy nhiên, điều này cần phải cân nhắc vì nhóm đất ít sẽ mất cơ hội sử dụng lao động nhà. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ cho việc mở rộng qui mô diện tích, song song đó là các chính sách tạo việc làm cho những nông dân canh tác lúa đất ít, lớn tuổi, trình độ thấp chuyển đổi sang các hoạt động sinh kế phù hợp., Tóm tắt tiếng anh, Rice cultivation is one of economic activities using large areas of land resources in Vung Liem district, Vinh Long province but the scale of farming is uneven effecting economic efficiency. The paper is aimed at comparing financial efficiency of three crop rice production model by different land scales through interviewing 90 farmers in Vung Liem district, including three groups as small, medium and large area of land. Descriptive statistics and analysis of variance (one-way ANOVA) are applied to analyze and compare the collected data. The results showed that rice cultivation brings profits and jobs to farmers. Financial efficiency with family labor cost increased by land scales, from 0.65 in the small land size group to 0.77 in the medium land size group and 0.88 in the large land size group (P<
 0.05). Thus, increasing the size of land per household is one of solution to increase the financial efficiency. However, this needs to be considered because the less land farmers will lose the opportunity to use their home labors. Therefore, it is necessary to have policies to support the expansion of scale, but also the policies to create jobs for small scale rice farmers with high age and low education to convert to other suitable livelihood activities.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH