Trong lịch sử Việt Nam, thế kỉ X chứng kiến sự kết thúc của thời kì "Bắc thuộc" và mở đầu kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài của quốc gia - dân tộc. Quá trình này là kết quả của nhiều yếu tố đan xen, trong đó nổi bật là bối cảnh nhà Đường suy yếu, dẫn đến sự trỗi dậy của các vùng đất ngoại vi lệ thuộc, được dẫn dắt bởi tầng lớp lệnh tộc, hào trưởng bản địa. Trên cơ sở xem xét lại chuỗi sự kiện chính trị - quân sự, bài viết cố gắng phác thảo một bức tranh mới về thế kỉ X và vị trí của nó trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Khung chính của bức tranh là thời điểm mở đầu thời kì tự chủ và thời điểm kết thúc "Bắc thuộc". Trong khung thời gian đó, bài viết nêu lên và phân tích những biểu hiện được cho là "quá độ", "bản lề" của thế kỉ X. Ở một khía cạnh khác, việc soi chiếu kĩ những diễn tiến chính trị của giai đoạn này còn cho thấy lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX là sự "giải nén" những yếu tố, đặc tính đã được định hình từ thế kỉ X., Tóm tắt tiếng anh, In Vietnam history, the 10th century witnessed the end of the Northern domination period and began the era of long-lasting independence. This process was the result of many intertwining factors, including the weakening of the Tang dynasty, leading to the rise of suburban dependent lands led by local chiefs. Based on a review of a series of political-military events, the article attempts to outline a new picture of the 10th century and its place in the course of Vietnam history. The main frame of the picture is the beginning of the autonomy period and the end of Northern domination. Within that time frame, highlighting and analyzing the alleged transits and hinges of the 10th century. On the other hand, a careful reflection of the political developments of this period also shows that Vietnam's history from the 11th century to the middle of the 19th century is the decompression of elements and characteristics, that have been shaped since the 10th century.