Xác định khu vực ưu tiên bảo tồn động vật hoang dã trong bối cảnh biến đổi khí hậu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thanh Nhàn Hoàng, Thái Sơn Lê, Đắc Mạnh Nguyễn, Thị Hòa Nguyễn, Thị Vân Anh Nguyễn, Văn Dũng Trần, Tiến Thịnh Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 131 - 136

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416327

Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên, nguồn lực giành cho công tác bảo tồn của Việt Nam là khá hạn chế. Do vậy, việc xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn trong bối cảnh BĐKH là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu này đánh giá mức độ ưu tiên của 105 khu bảo tồn ở Việt Nam bằng phương pháp so sánh số lượng loài dễ bị tổn thương. Có 26 khu bảo tồn được xếp ở mức độ ưu tiên rất cao. Trong đó, cao nhất là nhóm Khu Bảo tồn (KBT) Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị), Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang, KBT Ngọc Linh Kon Tum), KBT Ngọc Linh (Quảng Nam), VQG Bidoup - Núi Bà, VQG Pù Mát. Đây là các khu bảo tồn cần được ưu tiên đầu tư nghiên cứu vào bảo tồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Các khu bảo tồn có mức độ ưu tiên rất cao chủ yếu nằm từ vùng Tây Nguyên tới Bắc Trung bộ. Các nhà quản lý quan tâm đến công tác bảo tồn một nhóm loài cụ thể có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để sắp xếp mức độ ưu tiên của các khu bảo tồn theo nhóm loài đó. Tương tự như vậy, kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng để sắp xếp và xác định mức độ ưu tiên cho các khu bảo tồn theo vùng, miền.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH