Đánh giá sự sinh trưởng và năng suất thịt của lợn f1 lai giữa lợn rừng Tây Nguyên với lợn Móng Cái và lợn Sóc

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Nghĩa Sơn, Lê Thành Long

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 67-73

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416379

Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và chất lượng của lợn lai F1 giữa lợn rừng Tây Nguyên (R) với lợn Móng Cái (M) và lợn Sóc (S). Thí nghiệm được thực hiện trên 4 nhóm gồm lợn lai F1 giữa lợn đực rừng Tây Nguyên và lợn cái Móng cái (RxM), lợn lai F1 giữa lợn đực rừng Tây Nguyên và lợn Sóc (RxS), lợn Móng Cái (M) và lợn Sóc (S). Kết quả cho thấy nhóm lợn F1 RxM có khối lượng cao hơn F1 RxS ở giai đoạn sơ sinh, 3 tháng và 8 tháng. Tuy nhiên, ở giai đoạn 1 tháng và 2 tháng, không có sự khác biệt giữa khối lượng của lợn F1 lai giữa 2 nhóm RxM và RxS. Lợn thuộc nhóm S có khối lượng thịt móc hàm (17,60±0,52 kg) và khối lượng thịt xẻ (14,92±0,49 kg) thấp nhất trong tất cả các nhóm. Tỉ lệ thịt móc hàm (75,95±0,23 %) và tỉ lệ thịt xẻ (65,00±0,18 %) của nhóm lợn F1 RxM cao hơn nhóm M (lần lượt là 72,53±0,44 % và 62,24±0,51 %). Nhóm F1 RxS cũng có tỉ lệ thịt móc hàm (74,28±0,57 %) và tỉ lệ thịt xẻ (63,73±0,48 %) cao hơn nhóm S (lần lượt là 71,10±0,40 % và 60,25±0,50 %). Các cá thể lợn F1 lai có chỉ số độ dày mỡ lưng thấp hơn nhiều so với nhóm M và nhóm S. Kết quả trên cho thấy việc lai tạo giữa lợn rừng Tây Nguyên với lợn Móng Cái và lợn Sóc đã giúp cải thiện năng suất và chất lượng thịt của các cá thể lợn F1 lai so với lợn bố mẹ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH