Bản sắc dân tộc của người dân thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số qua thang đo Bản sắc dân tộc đa nhóm của Phinney

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trần Thị Thu Phương, Trần Thu Hương, Trịnh Thị Linh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tâm lý học, 2021

Mô tả vật lý: 22 - 35

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416404

Với mục đích đo lường bản sắc dân tộc của người dân thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam thông qua một bộ công cụ đo lường đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới về chủ đề này, nghiên cứu đã sử dụng thang đo Bản sắc dân tộc đa nhóm (MEIM) của Phinney (1992). Kết quả xử lý và phân tích dữ liệu thu được từ 138 người dân thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số tại một tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhìn chung, người dân có mức độ thể hiện bản sắc dân tộc khá rõ nét. Bản sắc dân tộc của người dân không có sự khác biệt theo giới tính và thành phần dân tộc của họ song lại có sự khác biệt theo độ tuổi, trình độ học vấn, môi trường họ sinh ra và lớn lên cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của họ.Cụ thể, nhóm người có độ tuổi trên 40 tuổi, có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên, có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ của dân tộc có điểm số bản sắc dân tộc cao hơn các nhóm còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, biến số môi trường sinh ra và lớn lên đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa lòng tự trọng và bản sắc dân tộc của người dân. Đồng thời, bản sắc dân tộc có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với các khó khăn mà người dân có thể gặp phải trong công việc và cuộc sống. Một vài bàn luận về khả năng khái quát hóa kết quả khảo sát thu được cũng được đề cập trong phạm vi của nghiên cứu này., Tóm tắt tiếng anh, In line with the research aim to measure ethnic identity of people belonging to ethnic minority communities in Vietnam through a measure that has been widely used in the W'orld. the present study used the Phinney's Multigroup Ethnic Identity Measure (MEĨM) (1992). Results obtained from 138 participants who were ethnic minorities in a Northern mountainous province of Vietnam showed that in general the participants reported having a fairly clear level of ethnic identity. Their ethnic identity did not differ by gender ethnic composition, but there were significant differences by age, education level, the environment in W'hich they were bom and raised, as well as their ability to use their native language. Particularly, the group of people who were over 40 years old, or having a post-graduate degree, or who W'ere able to fluently use their native language, reported higher scores of ethnic identity than the others. The results also showed that the environment in which participants were bom and raised played a moderating role in the relationship between respondent's self-esteem and their ethnic identity. Beside, results obtained pointed out that this ethnic identity has a statistically significant negative correlation with the difficulties that people asked may face in work and life. The generalizability of the present results are also discussed in the paper.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH