Dựa vào kết quả khảo sát của Đề tài cấp Cơ sở "Tác động hai mặt của mạng xã hội đến việc học tập của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện năm 2020, bài viết đưa ra những phân tích về tác động hai chiều tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với việc học tập của học sinh trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy mạng xã hội giúp học sinh trung học phổ thông ở khu vực khảo sát kết nối thông tin về việc học tập, giúp nâng cao kiến thức trong một số môn học và giúp mở rộng mối quan hệ bạn bè. Tuy nhiên, song song với đó là những tác động tiêu cực của mạng xã hội khi mà cá nhân không kiểm soát được thời lượng truy cập của bản thân, dẫn đến sao nhãng trong học tập, ảnh hưởng đến thị lực. Thêm vào đó, một số học sinh rơi vào tình trạng bị cô lập trong môi trường học đường bởi những phần tử quấy rồi trên mạng xã hội. Nghiên cứu chỉ ra rằng để giảm thiểu các tác động tiêu cực trong sử dụng mạng xã hội, học sinh cần điều chỉnh giảm bớt thời gian lướt mạng và chủ động chọn lọc nội dung tiếp cận. Về phía phụ huynh và giáo viên, cũng cần thường xuyên nhắc nhở con ít sử dụng mạng xã hội, tập trung vào học tập., Tóm tắt tiếng anh, Based on the survey results of the grassroots-level project on The two-sided effects of social networks on the study of high school students in Hanoi by the Institute for Family and Gender Studies in 2020, this article analyzes both the positive and negative impacts of social networks on the learning of high school students. Research results show that social networks help high school students in updating with learning information, improving knowledge in some subjects and broaden relationships. However, that are negative effects of social networks when individuals cannot control their access time, leading to distraction in learning and weakness of the students' eyesight. In addition, several students find themselves isolated in the school environment by harassers on social networks. Thus, in order to minimize negative impacts in using social media, students need to properly adjust the time spent surfing the internet and actively select outreach content with close control of parents and teachers.