Ứng dụng công nghệ cao của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Thu Phương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 509 Historical, geographic, persons treatment

Thông tin xuất bản: Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 1060 - 1070

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416634

 Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế, Lâm Đồng là tỉnh đi đầu cả nước về ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ cao của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 25 hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ cao, 5 hợp tác xã chưa ứng dụng và các bên liên quan khác. Kết quả cho thấy, hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp khoảng hai lần so với sản xuất thông thường. Tuy nhiên, tỉ lệ hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn thấp, chưa mang tính đồng bộ, chủ yếu vẫn nằm ở khâu sản xuất và gặp nhiều rào cản trong quá trình phát triển như đất đai, vốn, trình độ của cả ban quản trị và thành viên hợp tác xã, năng lực tiếp cận thị trường vẫn còn hạn chế. Vì vậy, một số khuyến nghị đã được đề xuất để thúc đẩy sự phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn., Tóm tắt tiếng anh, High-tech agriculture is an indispensable direction to respond to climate change and the increasing demands of domestic and international markets, Lam Dong is the leading province in the application of hi-tech agriculture in agricultural development in Vietnam.This study aimed to assess the current situation of hi-tech application of agricultural cooperatives in Lam Dong province. Primary data was collected from 25 agricultural cooperatives have applied high technology, 05 others have not applied yet
  and related stakeholders in the province. The results showed that agricultural cooperatives applied high technology in production increased productivity and product quality and the economic efficiency was about 2 times higher than those practising conventional production. However, the rate of high-tech agricultural cooperatives was still low and not synchronous in application, mainly in the production stage and faced many barriers in the development process such as land and capital. Besides, the level of the managers and cooperative members were still limited. Therefore, some main solutions were proposed to promote the development of agricultural cooperatives in high-tech applications in the area.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH