Công nghệ sinh khối cây mía và một số giải pháp đổi mới công nghệ mía đường

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy, Lê Văn Tam, Nguyễn Thành Đức, Nguyễn Văn Toàn, Phạm Xuân Hội

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 45362

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416666

 Mía là cây C4 có hiệu suất quang hợp và năng suất cao nhất trong số các cây trồng, tiềm năng năng suất của cây mía có thể đạt trên 400 tấn/ha/năm. Gần đây, cây mía đã trở thành cây trồng trọng điểm của các ngành kinh tế sinh học (Bioeconomy). Những tiến bộ đột phá trong lĩnh vực công nghệ sinh học có thể sẽ tạo ra sự thay đổi tận gốc ngành công nghiệp mía đường, bao gồm i) Các tiến bộ tạo giống mía mới Các giống Mía Năng Lương (Energy Cane) có năng suất cao gấp 2-3 lần các giống mía đường truyền thống (Sugar Cane), thích ứng tốt với các biến đối khí hậu. Các giống Mía Béo (Lipid Cane), có hàm lượng chất dầu béo lên đến 13%. ii) Các tiến bộ đột phát trong công nghệ enzym và sinh sinh khối Việc sản xuất các enzym thủy phân sinh khối đã trở thành hiện thực ở quy mô công nghệ. Nhiều chủng vi sinh phân giải sinh khối mới đã được tạo ra
  có khả năng chuyển đổi tất cả các thành phần chính của sinh khối (đường 6 carbon và 5 carbon) thành ethanol. Kết quả đã làm tăng sản lượng ethanol lên 100% so với chủng nấm men truyền thống. Các tiến bộ chưa từng thấy của công nghệ chức năng hệ gen
  các công nghệ chọn tạo giống chính xác như công nghệ can thiệp RNA (RNA interference), công nghệ chỉnh sửa hệ gen (Genome Editing), công nghệ vi sinh và Enzym công nghiệp,... chắc chắn sẽ tạo ra cuộc Cách mạng sinh học mới. Đó là cuộc cách mạng công nghệ sinh khối và chuyển hóa sinh khối trên thế giới. Để ứng dụng công nghệ sinh học trong đổi mới công nghiệp mía đường ở nước ta, trước hết cần có tư duy đổi mới về cây mía và công nghiệp mía đường. Đặc biệt là đầu tư phát triển các công nghệ sản xuất và chuyển đổi sinh khối cây mía thành phân bón, giá thể hữu cơ phục vụ sản xuất rau quả - một ngành thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam
  sản xuất giá thể trồng nấm và thức ăn chăn nuôi ở quy mô công nghiệp, quay vòng sinh thái và sinh khối bền vững.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH