Xây dựng nông thôn mới đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cải thiện sinh kế, ở vùng nông thôn
do vậy, xác định các yếu tố tác động đến tiến trình xây dựng nông thôn mới trở nên cần thiết. Nghiên cứu "Phân tích các yếu tố tác động đến tiến trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp" được thực hiện nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến trình đạt được các tiêu chí Nông thôn mới hiệu quả hơn để tiến đến xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Cả số liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng cho nghiên cứu này
trong đó, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn cấu trúc đại diện của lãnh đạo 119 xã và phỏng vấn bán cấu trúc lãnh đạo cấp tỉnh, 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Các phương pháp phân tích số liệu bao gồm thống kê mô tả và kiểm định Independent Samples T-Test của 2 nhóm xã tiến nhanh và tiến chậm, và mô hình hồi quy Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng tốc độ đạt tiêu chí nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm xã tiến chậm và tiến nhanh về kết quả tiêu chí đạt được, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và hoàn thành các nhóm tiêu chí. Các yếu tố về hạ tầng kinh tế - xã hội, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, đội ngũ cán bộ cơ sở, tham gia của người dân có tác động tích cực và có ý nghĩa tiến trình xây dựng nông thôn mới của nhóm xã tiến nhanh trong khi đó chỉ có yếu tố đội ngũ cán bộ cơ sở ảnh hưởng nhóm xã tiến chậm. Giải pháp được đề xuất là cần ưu tiên cho giải pháp nâng cao năng lực và vai trò của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, tập trung chỉ đạo về phát triển kinh tế nông nghiệp và phát huy tinh thần tham gia của người dân, và sử dụng nội lực tại chỗ để thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới., Tóm tắt tiếng anh, New rural construction plays an important role in socio-economic development, especially livelihood enhancements, in rural areas
therefore, determining factors aff ecting this construction process is necessary. The research, namely Assessing factors aff ecting the process of new rural construction in Dong Thap province was conducted to propose solutions for the process better achieving the New Rural Area indicators, leading to further constructing typically new advanced rural communes. Both secondary and primary data were used for the study, of which primary data was collected through structured questionnaire interviews with representative leaders of 119 communes and the semi-structured with representative leaders at the provincial level, 12 districts, towns, and cities in Dong Thap province. Data analysis methods were descriptive statistics and Independent Samples t-test for mean comparisons between the faster achieving commune group and the slower one
and Tobit regression model used to identify major factors aff ecting the achieving process of new rural commune indicators. Research results show that there is a signifi cant diff erence between the two target groups in terms of the number of achieved indicators, funded amount from goverments, and indicator completion. Factors about rural infrastructure, added value in agricultural production, grassroot staff s, and rural residents' participation aff ect signifi cantly the speeding achievement of new rural construction among the faster group while only the grassroot staff signifi cantly infl uenced the slower group. Therefore, proposed sulutions are priorly enhancing the role and human capacity resource at grassroot level, focally guiding the agricultural economy development, promoting residents' participation, and utilizing local resources to speed up the process of new rural construction.