Đặc điểm các xét nghiệm đông máu ở người bệnh Covid-19 tại thành phố Thủ Đức và giá trị tiên lượng tử vong

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Hoàng Anh Vũ, Nguyễn Thị Bích Uyên, Trần Nguyễn Ái Thanh, Vũ Trí Thanh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Y học Cộng đồng, 2023

Mô tả vật lý: 217-226

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416691

 Người bệnh COVID-19 nếu có rối loạn đông máu có tiên lượng kém và nguy cơ tử vong. Các nghiên cứu ghi nhận D-dimer, PT và aPTT có giá trị tiên lượng điều trị, đặc biệt người bệnh COVID-19 nội trú. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự thay đổi của một số chỉ số xét nghiệm đông máu ở người bệnh COVID-19 qua các ngày và ngưỡng tiên lượng tử vong.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 269 người bệnh thuộc tầng 2 đến tầng 5 theo mô hình điều trị tháp 5 tầng tại thành phố Hồ Chí Minh của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hồ Chí Minh điều trị nội trú tại khu điều trị COVID, Bệnh viện thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06/2021 đến tháng 12/2021. Thu thập các chỉ số xét nghiệm đông máu bao gồm D-dimer, PT và aPTT vào ngày người bệnh nhập viện điều trị, và vào các ngày 3, 5 sau khi nhập viện và ngày cuối cùng. Sử dụng kiểm định Wilcoxon để đánh giá mức độ khác biệt về các xét nghiệm đông máu giữa nhóm bệnh tử vong và nhóm sống còn
  phương pháp phân tích đường cong ROC với các chỉ số độ nhạy, độ đặc hiệu để xác định ngưỡng tiên lượng sống còn.Kết quả Ghi nhận có sự khác biệt về nồng độ D-Dimer ngày nhập viện ở nhóm tử vong và nhóm sống còn (trung vị lần lượt là 4,48 μg/ml và 0,93 μg/ml
  p <
  0,0001)
  trung vị chỉ số PT ở nhóm sống còn cao hơn nhóm tử vong (lần lượt là 14,1 và 13,2 giây
  p = 0,012) trong khi aPTT không ghi nhận có sự khác biệt. Về sự thay đổi nồng độ D-dimer, kết quả ghi nhận nồng độ D-dimer cao hơn vào ngày đầu tiên nhập viện điều trị ở nhóm tử vong, đến ngày thứ 3 thì không ghi nhận sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm
  đến ngày thứ 5 và thời điểm theo dõi cuối cùng, nhóm người bệnh tử vong có nồng độ D-dimer cao hơn. Không ghi nhận sự khác biệt về aPTT ở cả hai nhóm 5 ngày đầu tiên theo dõi và chi ghi nhận sự khác biệt về aPTT ở hai nhóm tại thời gian theo dõi cuối cùng. Phân tích hồi quy logistic cho thấy chỉ có tăng D-Dimer có thể dự đoán tử vong ở người bệnh COVID-19 (AUROC = 0,809
  p <
  0,05). Và ngưỡng ≥ 1,126 ng/mL có độ chính xác 66% với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 90,57% và 60,19%. Kết luận D-dimer có giá trị tiên lượng tử vong cao nhất trong các xét nghiệm đông máu.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH