Nhân giống Câu kỷ (Lycium chinense Mill.) bằng phương pháp giâm hom tại Đà Lạt, Lâm Đồng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Giang Thị Thanh, Trần Văn Thao

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2023

Mô tả vật lý: 37 - 42

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416768

 Cây Câu kỷ không chỉ được sử dụng như một vị thuốc phổ biến trong các bài thuốc dân gian mà còn được sử dụng như một loại thực phẩm có giá trị dược liệu cao. Hiện nay, nhân giống bằng hom là một phương pháp nhân giống sinh dưỡng được áp dụng khá phổ biến với việc sử dụng các loại auxin IAA, IBA, NAA, ... Nghiên cứu được thực hiên tại Vườn Thực nghiệm, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 2 thí nghiệm (1) Ảnh hưởng của loại và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thực vật và tuổi hom đến kết quả giâm hom
  (2) Ảnh hưởng của kích thước hom đến kết quả giâm hom. Kết quả cho thấy Đối với hom hóa gỗ một phần, xử lý hom bằng IBA ở nồng độ 1,5% là tốt nhất, đạt tỷ lệ ra rễ 100% với 5,22 rễ/hom, chiều dài rễ 10,79 cm và chỉ số ra rễ là 60,52. Xử lý hom chưa hóa gỗ bằng NAA ở nồng độ 1,5% là tốt nhất, đạt tỷ lệ ra rễ 85,00% với 3,72 rễ/hom, chiều dài rễ 9,13 cm, chỉ số ra rễ là 39,72. Sử dụng hom lớn (dài 6 - 7 cm, chứa 5 - 6 mắt) để nhân giống cho tỷ lệ sống đạt 99,23% và tỷ lệ ra rễ là 91,19%, với số lượng rễ, chiều dài rễ trung bình lần lượt là 4,68 rễ/hom và 9,03 cm. Có thể sử dụng hom nhỏ (dài 3 - 4 cm, chứa 2 - 3 mắt) để nhân giống cây Câu kỷ, nhằm nâng cao hệ số nhân giống lên gấp 2 lần so với sử dụng hom lớn trong khi vẫn đảm bảo tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ ra chồi đạt trên 85%., Tóm tắt tiếng anh, Lycium chinense is not only used as a popular medicine in folk remedies, but also as a food with high medicinal value. Currently, production of this species is necessary, in which propagation by cuttings is a vegetative propagation method that is applied quite commonly in agriculture with many kind of auxin types IAA, IBA, NAA,... The study was conducted at the experimental site of Forest Science Institute of Central Highlands and South of Central Vietnam. The experiment was arranged in a fully randomized block design (1) Effect of type, concentration of auxin and cutting age on research results
  (2) Effect of cutting size on cutting results. The results indicated that For partial wood cuttings, IBA 1.5% is the best, achieving 100% rooting rate with 5.22 roots/cutting, with a root length of 10.79 cm and the rooting index was 60.52. Treatment of non - wooden cuttings with NAA 1.5% was the best, achieving a rooting rate of 85.00% with 3.72 roots/cutting, root length of 9.13 cm and rooting index of 39.72. Large cuttings (6 - 7 cm long and 5 - 6 knot) gave a survival rate of 99.23% and a rooting rate of 91.19%, with 4.68 roots/cutting and the root length of 9.03 cm. It is possible to use small cuttings (3 - 4 cm long and 2 - 3 knot) to propagate Lycium chinense, in order to increase 2 times the propagation coefficient compared with using large cuttings while ensuring the ratio survival, rooting rate and budding rate reached over 85%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH