Dưới lăng kính của Hậu cấu trúc luận, việc học ngôn ngữ không còn là hoạt động của một cá nhân riêng lẻ mà là một tập quán xã hội mà ở đó bản ngã luôn ở trạng thái thay đổi và đa chiều của người học tương tác với các mối quan hệ quyền lực không bình đẳng. Tuy nhiên, không phải lúc nào quá trình học ngôn ngữ cũng diễn ra với bản ngã và cộng đồng ở thực tại mà thường là những bản ngã và cộng đồng được hình thành thông qua "trí trưởng tượng" của người học. Bản ngã tưởng tượng này sau đó ảnh hưởng tới đầu tư của người học vào việc học ngôn ngữ và giúp họ đạt được những lợi ích về vật chất hoặc các mối quan hệ xã hội. Đây chính là xuất phát điểm của nghiên cứu này, từ đó tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu tự ngã kể lại câu chuyện học ngôn ngữ của chính mình và đi đến hai kết quả như sau. Một là, bản ngã người học ngôn ngữ, giáo viên ngôn ngữ và giáo viên-nhà nghiên cứu ngôn ngữ của tôi được hình thành song song cùng các yếu tố xã hội, đặc biệt là việc mở rộng các mối quan hệ xã hội. Hai là, các bản ngã tưởng tượng này quy định việc đầu tư vào việc học của tôi thông qua một số cách thức. Cụ thể, bản ngã nào gắn liền với địa vị xã hội cao hơn sẽ được ưu tiên đầu tư, và nếu một bản ngã không nhận được đầu tư trong quá trình tương tác xã hội, tôi sẽ chủ động đầu tư để hiện thực hoá bản ngã đó., Tóm tắt tiếng anh, Language learning, viewed through post-structuralist prism, is not the practice of the individual per se but a social practice characterized by the multiple and changing learner identity in direct contact with inequitable power relations (Norton, 2013). Not always does it deal with the immediate identity of the learner in the real-time setting, but also identities defined through "the power of the imagination" in "not immediately accessible and tangible" communities (Norton, 2013, p.8). It is this set of imagined identities that governs the learner's investment in meaningful learning practices, which in turn provides him/her with a wide range of capital. With this departure point in mind, in this autoethnography-based study, I told my own story of language learning and arrived at two findings. One, my identities as a language student, a language teacher, and a language teacher-researcher formed primarily with social factors, especially my imagination of social power gains. And two, my investments in language learning were regulated by these imagined identities and done so in ways that investment was prioritized over the identity related to higher social status and that where my identity was not invested, I took the initiative to invest to realize it.