Câu chuyện du hành trong thế giới truyền thông: tự sự học xuyên phương tiện và khả năng thích nghi của nó ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Quốc Hiếu

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 801.95 Criticism

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Văn học, 2022

Mô tả vật lý: 21-37

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 416845

Tưởng tượng tự sự học hậu kinh điển từ lý thuyết "thân rễ", khái niệm triết học của Gilles Deleuze và Felix Guattari, bài viết hình dung tự sự học xuyên phương tiện như một "thân rễ" mở rộng và tất yếu của tự sự học hậu kinh điển trong bối cảnh toàn cầu hóa, thời đại truyền thông kỹ thuật số. Từ đó, tính mềm dẻo, tính đa tạp, tính giải trung tâm, tính xuyên thể loại, phương tiện và biên giới của tự sự học xuyên phương tiện được nhấn mạnh. Dựa trên một số công trình lý thuyết kinh điển về tự sự học xuyên phương tiện, tác giả giới thiệu một số thuật ngữ then chốt trong nghiên cứu tự sự học xuyên phương tiện (phương tiện, liên phương tiện và tái trung gian) và phân tích vai trò của thực hành xuyên phương tiện những tự sự nền và tự sự phái sinh ở khả năng tái sinh những mô phỏng và hiện thực phì đại theo diễn giải của lý thuyết gia người Pháp Jean Baudrillard. Do đó, tính xuyên phương tiện có thể củng cố hoặc suy giảm hào quang của tác phẩm nguồn hoặc kiến tạo nên hào quang của sự lặp lại. Dựa vào thực tiễn nghệ thuật Việt Nam, bài viết đề xuất một khung lý thuyết của tự sự học xuyên phương tiện. Bên cạnh các công trình lý thuyết then chốt về tự sự học đa/xuyên phương tiện của Ryan, nghiên cứu cải biên và dịch liên kí hiệu được vận dụng kết hợp như là những khung lý thuyết và phương pháp chủ yếu., Tóm tắt tiếng anh, Seen through the lens of Gilles Deleuze and Felix Guattari's philosophical "rhizome" concept, the flexibility, multiplicity, decentralization, and cross-generic medial frontiers of transmedia narratology envision the "rhizome" of postclassical narratology during the age of globalization and digital media. Using critical terms such as 'intermediality', 'medium', 'remediation' from the field of transmedia naưatology, this article analyzes the role of the primary and secondary narratives in regenerating simulations and hyperrealities. Transmediality can either strengthen or weaken the aura of originality or create a sense of 'again-ness'. This article tentatively proposes a theoretical and methodological framework of transmedia narratology based on some Vietnamese artistic practices. In addition to M. Ryan's critical theoretical works on transmedia narratology, this article uses other theories, including adaptation theory and intersemiotic translation as its main theoretical frameworks.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH