Chuyển đổi số đã nổi lên như một trong những hiện tượng quan trọng nhất tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nó đã trở thành động lực cốt lõi cho mọi tổ chức trên toàn thế giới trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tác động của quá trình này đã đặt ra yêu cầu tất yếu đối với mọi tổ chức là phải thích ứng với bối cảnh mới. Với vai trò thiết yếu trong cấu trúc xã hội, giáo dục cũng đang trong quá trình chuyển đổi toàn diện sang mô hình số. Nghiên cứu về sự sẵn sàng của tổ chức cho chuyển đổi kỹ thuật số đã nhận được sự quan tâm đáng kể từ các học giả và nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Thông qua việc tổng hợp và phân tích định tính các tài liệu khoa học về chuyển đổi số nói chung và mức độ sẵn sàng của các tổ chức, trong đó có cơ sở giáo dục, nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề nhằm vẽ ra bức tranh về mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của các tổ chức trong lĩnh vực giáo dục. Kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa tham khảo quan trọng cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý cơ sở giáo dục về mức độ sẵn sàng thay đổi của tổ chức trước yêu cầu của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, Tóm tắt tiếng anh, Digital transformation has emerged as one of the most important phenomena affecting all areas of socio-economic life. It has been the core driving force for every organization worldwide in the era of the Fourth Industrial Revolution. The impact of this process has posed an inevitable requirement for every organization to adapt to the new context. With its essential role in the social structure, education has also been in the process of comprehensively transitioning to a digital model. The study of organizational readiness for digital transformation has received significant attention from scholars and researchers worldwide. By synthesizing and qualitatively analyzing scientific documents on digital transformation in general and the readiness of organizations, including educational institutions, the research present an overview of the issue in order to draw a picture of organizations' readiness for digital transformation in the field of education. The study results would have a significant reference meaning for researchers and educational institution managers about the organization's readiness to change given the requirements of the digital transformation process in education