Hơn 30 năm qua, tiếng Anh đã đóng một vai trò quan trọng như là một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế ở Việt Nam. Hiện tại, tiếng Anh được dạy chính thức cho người học ở Việt Nam bắt đầu từ lớp ba. Trước đây, việc dạy và học tiếng Anh thường tập trung vào các chức năng và cách sử dụng của tiếng Anh. Thực tế cho thấy mặc dù thành thạo tiếng Anh nhưng hầu hết sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học không thể giao tiếp bằng tiếng Anh hiệu quả với đồng nghiệp từ các nền văn hóa khác nhau. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích quan điểm của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ hai và thứ ba về việc phát triển năng lực liên văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ tại Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy người học không có đủ thông tin văn hóa và rất hiếm khi hoặc không bao giờ tham gia vào những bàn luận về các giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi của những người sống trong các nền văn hóa khác. Rõ ràng, khả năng phát triển năng lực liên văn hóa chưa được khai thác triệt để trong lớp học và dạy ngoại ngữ. Do đó, quá trình dạy và học tiếng Anh cần tập trung mạnh mẽ hơn vào phát triển năng lực liên văn hóa phù hợp với các yêu cầu và mục tiêu giáo dục hiện nay., Tóm tắt tiếng anh, For more than 30 years, English has played a significant role in various Vietnamese contexts as a mode of international communication. At present, English is officially taught to Vietnamese learners from grade three onwards. Previously, English language teaching and learning had long focused on putting in great efforts to develop the functions and uses of English. The fact is that despite being proficient in English, most Vietnamese students who graduate from a university are unable to communicate effectively in English with co-workers from different cultural backgrounds. Therefore, the object of the current research is to analyze the viewpoints of the second and third year English major students about intercultural competence development in foreign language teaching and learning classroom at School of Foreign Languages, Thai Nguyen University. The research findings show that learners do not get sufficient cultural information and seldom or never take part in disscussions about values, beliefs, attitudes, and behaviour of people living in other cultures. Obviously, the possibilities of developing intercultural competence are not yet fully exploited in foreign language teaching and learning classroom. Therefore, a considerably stronger focus on the English language teaching and learning process should be given to the increase of learners‟ intercultural competence in accordance with the present day requirements and goals of education