Ghép thận từ người hiến tạng sau khi chết: Thải ghép cấp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Trọng Hiền, Thái Minh Sâm, Trần Ngọc Sinh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 379-383

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 417006

Trình bày kết quả thải ghép cấp (Acute rejection, AR) của BN nhận thận từ DBD, DCD, và các yếu tố ảnh hưởng đến thải ghép cấp. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu, bao gồm những trường hợp (TH) DDKTx, từ tháng 4/2008 đến tháng 12/ 2021, tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả và bàn luận Nghiên cứu có 43 TH nhận thận từ DBD (nhóm 1), và 8 TH nhận thận từ DCD (nhóm 2). Tuổi trung vị của hai nhóm tuần tự là 36, và 44,5 tuổi. Nam giới chiếm đa số. Trung vị thời gian điều trị thay thế thận của nhóm 1 là 38,7 tháng, và nhóm 2 là 57 tháng, thận nhân tạo là phương pháp đều trị chủ yếu. Chỉ số KDRI của nhóm 1 là 0,83, nhóm 2 là 1,5. Trung vị thời gian theo dõi của nhóm 1 là 6,2 năm, và nhóm 2 là 4,9 năm. Tỷ lệ thải ghép cấp trong năm đầu của nhóm 1 là 6,9%, và nhóm 2 là 25%. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thải ghép bao gồmmức độ tương hợp HLA, tương hợp HLA DR, nhóm thuốc ức chế miễn dịch dẫn nhập, nhóm thuốc ức chế miễn dịch duy trì trong nghiên cứu của chúng tôi không chứng minh có tương quan. Thải ghép cấp trong nhóm 1 làm tăng nguy cơ nhiễm Cytomegalovirus (P=0,02), nhóm 2 là tăng tỷ lệ bệnh lao (p=0,035), và tỷ lệ nhiễm CMV (P=0,035). Kết luận Thải ghép cấp làm tăng tỷ lệ nhiễm CMV trên BN nhận thận từ NHT chết não và NHt chết tuần hoàn. Thêm vào đó thải ghép cấp làm tăng tỷ lệ bệnh lao ở nhóm BN nhận thận từ NHT chết tuần hoàn. Tuy nhiên số lượng BN nhận thận trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít, nên chưa khảo sát được các yếu tố tương quan có ý nghĩa thông kê với biến chứng thải cấp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH