Tạo nhịp tạm thời thường được sử dụng khi tình trạng rối loạn nhịp chậm không đáp ứng với thuốc. Trường hợp lâm sàng là tình huống nhịp tim chậm do tăng kali máu, dẫn đến huyết động không ổn định và không đáp ứng với atropine, xảy ra ở một bệnh nhân nữa 67 tuổi với chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối, lọc máu chu kỳ (LMCK). Bệnh nhân được tiến hành tạo nhịp tạm thời qua da để ổn định huyết động sau đó kết hợp lọc máu cấp cứu để cải thiện tình trạng tăng kali máu. Tạo nhịp tạm thời qua da là một cách tiếp cận an toàn, ít xâm lấn so với tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch nên được xem xét trong các tình huống khẩn cấp để xử trí rối loạn nhịp tim do các nguyên nhân thay đổi thoáng qua và có thể hồi phục được.