Nhận dạng giọng chữ cái tiếng Việt sử dụng Deep Boltzmann Machines

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Thị Thanh Giang, Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Nguyễn Trọng Kương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 004 Data processing || Computer science

Thông tin xuất bản: Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 435-442

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 417100

Nhận diện giọng nói là một bài toán thu hút được quan tâm rộng rãi của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong những năm gần đây. Chẳng hạn như bài toán xây dựng chương trình để robot có khả năng nhận biết giọng nói của con người, hay các thiết bị có thể hiểu và đối thoại trực tiếp với người cùng nói chuyện. Trong nghiên cứu này, 37 sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham gia để thu thập dữ liệu phát âm liên tục 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Qua bước tiền xử lý dữ liệu để trích xuất ra các mẫu âm thanh thuộc tính cho phân lớp, phương pháp nhận dạng chúng tôi sử dụng để nhận diện các mẫu giọng nói là deep Boltzmann machine (DBM), một mạng có khả năng học sâu với kiến trúc nhiều tầng ẩn. Để đánh giá khả năng nhận dạng của phương pháp đề xuất, chúng tôi so sánh DBM với mạng nơron truyền thống (NN) có cùng kiến trúc số tầng ẩn. Kết quả cho thấy khả năng nhận dạng các mẫu âm thanh chữ cái tốt hơn của DBM với khả năng học cho độ chính xác trung bình là 68% trên dữ liệu đào tạo và 51% khi thử với dữ liệu test, trong khi kết quả này của NN là 61% và 48% tương ứng., Tóm tắt tiếng anh, Speech recognition has been attracting many researchers in the field of artificial intelligence recently. For example, the problem of implementing a program for robots to recognize human speech, thereby robots can understand, learn and talk with human. In this study, 37 students from Vietnam National University of Agriculture were involved to acquire speech data of 29 letters in Vietnamese alphabet. The data were preprocessed to extract featured voice chunks for the classification. We then used the deep Boltzmann machine (DBM) as a deep network with stacked hidden layers. To evaluate the proposed method, we compared the learning performance of DBM to a neural network (NN) with the same network structure configuration. The results showed that DBM performed better with accuracies of 68% on the training dataset and 51% on the test dataset, while the respective figures for NN were 61% of training and 48%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH