Thí nghiệm tiến hành theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp với 15 nghiệm thức không bón phân
bón phân theo khuyến cáo (220 N, 90 kg P2O5 và 90kg K2O/ha - Đối chứng)
giảm 25%, 50%, 75%N, 50% P2O5 và 50% K2O có xử lý các chế phẩm sinh học (CPSH)
bón phân theo khuyến cáo có xử lý các CPSH và bón phân nhả chậm. Kết quả cho thấy, trong vụ hè thu 2018 ở Hậu Giang các nghiệm thức NT5 (110 N - 45 P2O5 + 45 K2O + Cát Tường), NT8 (100 N - 90 P2O5- 90K2O + HATAKE#8), NT11 (165 N - 90 P2O5- 90K2O +NANO-BIO) khả năng kháng bệnh đốm lá lớn khác biệt so với đối chứng. Trong vụ đông xuân 2017-2018 ở Đồng Tháp, xử lý HATAKE#7, #8 và NANO-BIO đã cải thiện chiều cao cây
giảm 25-50% N, 0-50% P2O5 và K2O kết hợp xử lý CPSH không ảnh hưởng đến trạng thái cây, độ bền lá, tỷ lệ hạt và khối lượng 1000 hạt so với đối chứng
ở nghiệm thức NT5 (110 N - 45 P2O5 + 45 K2O + Cát Tường) và NT6 (110 N - 45 P2O5 + 45 K2O + HATAKE#7) trạng thái bắp đẹp hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Trong cả hai điểm thí nghiệm, ở các nghiệm thức NT13 220 N - 90 P2O5 + 90K2O +ABI
NT14 220 N - 90 P2O5 + 90 K2O + SUMITRI và bón phân nhả chậm (NT15) thì sinh trưởng, chống chịu và năng suất ngô không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng
ở nghiệm thức bón 220 N - 90 P2O5 + 90K2O +ABI (NT13) năng suất ngô đạt cao nhất 6,5 tấn/ha trong vụ hè thu 2018 ở Hậu Giang và 10,12 tấn/ha trong vụ đông xuân 2017 - 2018 ở Đồng Tháp.