Điện tâm đồ bề mặt và nguy cơ rối loạn chức năng tâm trương ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Minh Hiếu, Vũ Mạnh Tân

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 612.1 Blood and circulation

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 293-299

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 417152

 Xác định mối liên quan giữa hình ảnh điện tâm đồ bề mặt với nguy cơ rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân hội chứng chuyển hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả sự tương quan trên chùm ca bệnh gồm 123 bệnh nhân hội chứng chuyển hóa, điều trị tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Việt Tiệp, từ tháng 8/2018 đến tháng 6/2019. Chức năng tâm trương thất trái được đánh giá bằng siêu âm Doppler tim. Phân tích điện tâm đồ để tìm các dấu hiệu dày thất trái, QRS phân mảnh, sóng P có pha âm sâu rộng ở V1. Sử dụng phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến để tìm mối liên quan giữa rối loạn chức năng tâm trương thất trái với các dấu hiệu điện tâm đồ. Kết quả Tỷ lệ bệnh nhân rối loạn chức năng tâm trương thất trái là 27,64%. Tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiện sóng P có pha âm sâu rộng ở V1, QRS phân mảnh, dày thất trái lần lượt là 26,83%
  29,27%
  8,94%. Phân tích hồi quy logistic đa biến chỉ ra nguy cơ xuất hiện rối loạn chức năng tâm trương thất trái của các dấu hiệu sóng P có pha âm sâu rộng ở V1, QRS phân mảnh, dày thất trái OR, 95%CI lần lượt là 2,82 (1,32 - 8,03)
  2,52 (1,12 - 6,99)
  9,76 (1,86 - 51,14), p <
  0,05. Kết luận Các dấu hiệu sóng P có pha âm sâu rộng ở V1, QRS phân mảnh, dày thất trái trên điện tâm đồ có có thể sử dụng để tiên đoán nguy cơ rối loạn chức năng tâm trương thất trái xảy ra ở bệnh nhân hội chứng chuyển hóa với OR, 95%CI lần lượt là 2,82 (1,32 - 8,03)
  2,52 (1,12 - 6,99)
  9,76 (1,86 - 51,14), p <
  0,05.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH