Đánh giá thành phần, số lượng và mục đích sử dụng các loài động vật hoang dã bị săn bắt bởi người dân vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vương Thị Thúy Hằng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 77-85

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 417223

 Nghiên cứu này nhằm đánh giá thành phần loài, số lượng và mục đích sử dụng sản phẩm các loài động vật hoang dã bị săn bắt trái phép bởi người dân địa phương ở vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An, góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và thú nói riêng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống. Điều tra thực địa tiến hành từ tháng 1/2018 - 11/2018, trên 8 tuyến để xác định số loài, số lượng cá thể mà mục đích sử dụng sản phẩm của mỗi loài bị săn bắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 70 loài động vật hoang dã được công bố sản bắt phổ biến, gồm 51 loài thú, 10 loài chim, 6 loài bò sát và lưỡng cư, 3 loài cá. Trong số 70 loài đó, có 34 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007)
  24 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2018)
  34 loài có tên trong Nghị định 32/NĐ-CP (2006). Khảo sát thực địa theo tuyến ghi nhận 48 loài động vật hoang dã bị săn bắt, trong đó có 29 loài thú có giá trị kinh tế cao chiếm phần lớn số lượng loài săn bắt. Ghi nhận được giá trị sử dụng các sản phẩm của động vật hoang dã bị săn bắt năm 2018 Sử dụng làm thực phẩm chiếm 41%, lấy da lông chiếm 15%, làm cảnh chiếm 12%, xuất khẩu chiếm 11%, văn hóa nghệ thuật 8% và dược liệu chiếm 7%. Ở các vùng đệm của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, số lượng thợ săn giảm dần qua các giai đoạn, cao nhất giai đoạn 1977-2002, tiếp đến giai đoạn 2002-2010 và thấp nhất là giai đoạn 2010-2018.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH