Methyl salicylat (MS) là hoạt chất thuộc nhóm giảm đau không steroid, thường được đưa vào các dạng thuốc dùng ngoài da như thuốc mỡ, gel, miếng dán... để điều trị, giảm đau các bệnh về cơ, khớp. Vi nhũ tương là một trong những hệ mang thuốc tiềm năng do có nhiều ưu điểm như kích thước tiểu phân nhỏ khoảng vài chục nano, có thể chất đẹp, trong suốt, phương pháp bào chế đơn giản, dễ áp dụng trong sản xuất. Mục đích của nghiên cứu là xây dựng giản đồ pha xác định vùng hình thành vi nhũ tương methyl salicylat và xây dựng công thức vi nhũ tương methyl salicylat 1% và 5%. Phương pháp chuẩn độ nước được sử dụng để xây dựng giản đồ pha xác định vùng hình thành vi nhũ tương. Vi nhũ tương MS được đánh giá về hình thức, độ ổn định nhiệt động học, kích thước tiểu phân và độ ổn định sau bảo quản. Kết quả cho thấy sử dụng isopropyl mirystat làm pha dầu, Tween 80, Transcutol P làm chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt cho diện tích vùng hình thành vi nhũ tương lớn hơn việc sử dụng dầu dừa làm pha dầu và polyethylene glycol 200 làm chất đồng diện hoạt. Vi nhũ tương methyl salicylat 5% và 1% có kích thước giọt khoảng 20 nm, ổn định về nhiệt động học. Tuy nhỉên chỉ vi nhũ tương MS 5% có kích thước tiểu phân ổn đinh, thay đổi không có ý nghĩa thống kê sau 3 tuần bảo quản., Tóm tắt tiếng anh, Methyl salicylate (MS) is an active pharmaceutical ingredient of NSAIDS group, often used in topical dosage forms such as ointments, gels, patches, etc. to treat and relieve muscle and joint diseases. Microemulsion is the potential drug delivery systems because of various advantages oil droplet size is in range of several nanometers, good appearance, transparent, simple methods of preparation and simple application in manufacturing. The purpose of the study is to formulate a phase diagram to identify the area of methyl salicylate microemulsion formation and formulate MS microemulsion 1% and 5%. The water titration method is used to build the phase diagram. MS microemulsions were evaluated for their appearance, thermodynamic stability, particle size and stability after storage period. The results showed that using of isopropyl mirystate as oil phase, Tween 80 as surfactant and Transcutol P auxiliary surfactant had larger microemulsion formation area than using coconut oil as oil phase and polyethylene glycol 200 as auxiliary surfactant. MS microemulsion 5% and 1% had droplet size of about 20 nm and thermodynamical stability. MS microemulsion 5% was stable by particle size that the change was not statistically significant after 3 weeks of storage.