Sẹo lồi, sẹo phì đại gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, co kéo hạn chế vận động, tổn thương cảm xúc và tâm lý từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc điểm lâm sàng có thể liên quan tới kết quả điều trị sẹo bằng tiêm triamcinolone. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả đặc điểm lâm sàng sẹo lồi, sẹo phì đại trên bệnh nhân điều trị bằng tiêm triamcinolone. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 80 bệnh nhân sẹo lồi, sẹo phì đại điều trị sẹo bằng tiêm triamcinolone tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2019-2021. Kết quả Nguyên nhân gây sẹo chủ yếu do tự phát 48,83%, mụn trứng cá 23,26% và các chấn thương da 24,03%. Đa số sẹo ≥ 1 năm, vị trí nhiều nhất là vùng ngực, trước xương ức. Diện tích từ 0,4-20cm2 đa phần là sẹo nhỏ, trung vị 2cm2. Triệu chứng cơ năng đau và điểm VSS cao hơn ở nhóm sẹo ≥ 5cm2 (p <
0,001). Kết luận Đa số sẹo nhỏ, do tự phát, ≥ 1 năm, vị trí tại ngực, trước xương ức. Triệu chứng đau và điểm VSS cho thấy có mối liên quan với diện tích bề mặt sẹo (p <
0,001)., Tóm tắt tiếng anh, Keloids, hypertrophic scars can cause aesthetically disfiguring, functionally debilitating, emotionally distressing, and psychologically damaging
therefore, them reducing the life quality of patients. The clinical characteristics may affect the result of triamcinolone intralesional treatment. Objectives Describe clinical characteristics of keloids, hypertrophic scars of patients treated with triamcinolone intralesional injection at Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital and Can Tho Dermato-Venereology Hospital 2019-2021. Materials and methods Cross-sectional descriptive study was carried out on 80 patients with keloids, hypertrophic scars at Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital and Can Tho Dermato-Venereology Hospital in 2019-2021. Results The main causations of scarring were spontaneous 48.83%, acne 23.26% and skin injuries 24.03%. Most scars have a duration of ≥ 1 year, the most common locations were the chest and pre-sternum. The scar area ranged from 0.4 to 20cm2, with median of 2cm2. The rate of pain and the mean VSS score were higher in patients with ≥ 5cm2 scar (p <
0.001). Conclusion Most of the scars were small, spontaneous, ≥ 1 year, located in the chest and pre-sternum. The rate of pain and the mean VSS score were relative to the scar area (p <
0.001).