Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2020 nhằm khảo sất tình hình bệnh Dịch tả heo Châu Phi (AFS) tại 08 huyện và 01 thành phố của tỉnh Bến Tre. Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm các số liệu sơ cấp và các số liệu thứ cấp. Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của các cơ quan có thẳm quyền. Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra và phỏng vấn trực tiếp theo nghiên cứu bệnh- chứng (45 hộ có heo bệnh ASF và 45 hộ có heo khỏe mạnh)
kết họp với phương pháp nghiên cứu cắt ngang và điều tra hồi cứu trên 90 hộ có heo bệnh ASF và 10 cán bộ quản lý về công tác phòng chống dịch bệnh ASF tại tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy năm 2019, tổng đàn heo giảm mạnh (42,2%) so với năm 2018, nguyên nhân do bệnh ASF kéo dài và người chăn nuôi không tái sản xuất. Kết quả điều tra cũng cho thấy, tỷ lệ xử lý chất thải bằng biogas (82,2%), có hàng rào xung quanh trại (64,4%) và có hố sát trùng trước trại (53,3%) ở những hộ có heo bệnh ASF có xu hướng là thấp hơn so với những hộ heo khỏe, tương ứng. Bổ sung thêm vitamin hoặc probiotic trong khẩu phần thức ăn của heo chiếm 40% ở những hộ có heo bệnh ASF là thấp hơn so với những trại heo khỏe (51,1%). Tỷ lệ heo bệnh và tiêu hủy do bệnh ASF lần lượt là 12,4% và 13,4% so với tổng đàn heo. Tỷ lệ chết cao nhất là ở heo nọc (100%), heo con (91,5%), heo nái (86,4%) và thấp nhất là heo thịt (85,3%). Một số biểu hiện lâm sàng thường gặp của heo mắc bệnh như sốt cao, nổi đỏ da hoặc tím tái, bỏ ăn, lừ đừ và chết một cách bất ngờ. Các khó khăn trong công tác phòng chống bệnh ASF hộ chăn nuôi khai báo heo bệnh ASF chậm trễ, thiếu nguồn nhân lực và kỹ thuật. Các giải pháp đề xuất tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi hiểu rõ công tác phòng, chống bệnh ASF
ban hành chính sách hỗ trợ kiểm soát ASF
khuyến khích áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi ở tỉnh Bến Tre.