Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Cao Trường Sinh, Dương Thị Thùy Linh, Lê Thị Bích Thuận, Phạm Quang Tuấn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2020

Mô tả vật lý: 168-172

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 417460

Nghiên cứu trên 69 bệnh nhân tăng áp động mạch phổi, 28 nam, 41 nữ, tuổi trung bình 52,2 ±16,42 nằm điều trị tại Khoa Nội Tim mạch-Bệnh viện Trung ương Huế. Tất cả đều được thăm khám lâm sàn và làm siêu âm tim, điện tâm đồ và xét ngiệm NT-proBNP huyết tương. Kết quả Nguyên nhân chủ yếu tăng áp phổi hẹp van hai lá chiếm 36,23%, suy tim trái nặng chiếm 26%, bệnh phổi mạn tính chiếm 11,59%, tăng áp phổi nguyên phát 5,80%, Đặc điểm lâm sàng của tăng áp phổi khó thở 88,41%, phù 86,06% và gan to chiếm 55,07%. Trắc nghiêm đi bộ 6 phút là 196,9±41,522 (m). Đặc điểm cận lâm sàng Trên điện tâm đồ dày thất phải chiếm 78,26%, rung nhĩ chiếm 26,09% Trên siêm âm đường kính nhĩ trái trên 48,23 ± 15,41mm, đường kính thất trái cuối tâm trương LVDd là 50,13±11,61 mm, đường kính thất phải RV là 30,66±8,37mm, PAPs là 71,49 ± 29,74 mmHg, TAPSE là 14,50 ± 4,34 mm. Nồng độ NT-proBNP là 39,34±134,45pg/mL. Kết luận Nguyên nhân chủ yếu tăng áp phổi là bệnh hẹp van hai lá và các nguyên nhân gây suy tim trái nặng, tăng áp phổi nguyên phát chiếm tỷ lệ rất thấp. Đặc điểm lâm sàng của tăng áp phổi chiếm tỷ lên cao là khó thở, phù và gan lớn các đặc điểm khác có tỷ lệ thấp hơn. Trắc nghiêm đi bộ 6 phút là 196,9±41,522 (m). Tất cả các chỉ số của điện tâm đồ, siêu âm tim, NT-proBNP đều có sự biến đổi.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH