Hiệu lực gây chất và khả năng sinh sản của bốn chủng tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng trên dế nhà (Acheta domesticus Linnaeus, 1758) trong điều kiện phòng thí nghiệm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Châu

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 590 Animals

Thông tin xuất bản: Sinh học, 2017

Mô tả vật lý: 24-31

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 417524

Đánh giá hiệu lực gây chết và khả năng sinh sản của 4 chủng tuyến trùng ký sinh gây bệnh, đó là S-PQ16 (Steinernema sp. Phú Quốc 16), S-QTr (Steinernema sp. Quảng Trị), H-KT3987 (Heterorhabditis indica Kon Tum) và H-CB3452 (Heterorhabditis indica Cát Bà) trên dế nhà, Acheta domesticus, trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nồng độ gây chết 50% (LC50) dế nhà của 4 chủng epn tương ứng 99, 116, 124 và 100 IJs cho thấy độc lực của các chủng tuyến trùng epn bản địa khá mạnh. Khả năng sinh sản của các chủng tuyến trùng epn trên dế nhà cũng vào loại tốt so với chuẩn chung, trong đó 2 chủng Heterorhabditis H-KT3987 và H-CB3452 có khả năng sinh sản cao với sản lượng 128,3×103 IJs và 119,6×103 IJs, còn hai chủng Steinernema là S-QTr và S-PQ16 cho sản lượng 93,4×103 IJs và 71,6×103 IJs. Cả 4 chủng đều có khả năng sinh sản và sản lượng IJs cao hơn so với sản lượng của chúng trên bướm sáp lớn và trên một số côn trùng khác. Với hiệu lực gây chết tốt, khả năng sinh sản cao, dế nhà có thể sử dụng làm vật liệu nhân nuôi in vivo để phục tráng độc lực cho các chủng epn hiện có đồng thời thay thế bướm sáp lớn rong việc duy trì nhân nuôi tuyến trùng epn sử dụng trong biện pháp sinh học phòng chống sâu hại.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH