Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và gây hại của sâu đục thân hại cây sầu riêng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mai Văn Trị, Trần Thị Vân, Vũ Thị Hà

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 635 Garden crops (Horticulture) Vegetables

Thông tin xuất bản: Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 86 - 91

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 417536

 Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2019 - 2020 nhằm xác định một số đặc điểm của sâu đục thân hại cây sầu riêng ở Nam Bộ. Kết quả ghi nhận loài xén tóc râu dài (Batocera rufomaculata) đã hiện diện trên các vùng trồng. Tỷ lệ vườn bị hại từ 40,85 - 74,00%
  tỷ lệ cây bị hại từ 3,75 - 19,69% tùy theo độ tuổi. Những cây suy yếu dễ bị tấn công hơn. Sâu gây hại quanh năm nhưng tập trung vào từ tháng 5 đến tháng 8. Con cái tạo một vết cắt trên vỏ cây để đẻ trứng. Sau khi nở, sâu non đục vào trong thân, tạo các đường hầm trong mô gỗ và hoá nhộng trong đó. Lỗ đục có nhựa cây tiết ra và mạt cưa được đùn ra là dấu hiệu cây bị hại ở giai đoạn nặng. Các thiệt hại dẫn đến vàng lá sau đó khô và chết cành, có thể làm chết cả cây. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, giai đoạn trứng, ấu trùng và nhộng kéo dài lần lượt là 10 ± 3,7 ngày, 184 ± 9,6 ngày, 18 ± 4,6 ngày.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH