Đái tháo đường thai kỳ: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng và kết quả thai kỳ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Trọng Nam, Lê Lam Hương, Ngô Thị Minh Thảo, Võ Hoàng Lâm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nội tiết và Đái tháo đường, 2021

Mô tả vật lý: 247-252

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 417545

 Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng liên quan đến đái tháo đường thai kỳ và kết quả thai kỳ. Kết quả Nhóm thai phụ đái tháo đường thai kỳ tuổi trung bình là 29,2± 6,6 nhỏ nhất 16 tuổi, lớn nhất là 46 tuổi. Tỷ lệ ĐTĐTK trong nhóm thai phụ có tiền sử đẻ con to (≥ 4000g) là 20,4%. Đa thai chiếm tỷ lệ 3,1%, đa ối 7,4%. Tiền sản giật chiếm 16,6%. Tuổi mẹ >
 35 có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cao gấp 5,6 lần 95%CI (1,4-21,5). BMI ≥23 tăng nguy cơ 3,4 lần 95%CI (1,1-10,3). Tiền sử thai chết lưu, sẩy thai nguy cơ đái tháo đường thai kỳ tăng 8,2 lần 95%CI (1,7-38,6). Tiền sử sinh non, dọa sinh non nguy cơ đái tháo đường thai kỳ tăng 5,2 lần 95%CI (1,7-38,6). Gia đình có người bệnh ĐTĐ tăng lên cao gấp 8,8(1,06- 73,6), p<
 0,05. Thai phụ sinh con >
 4000gr nguy cơ lên 4,9 lần 95%CI (1,1-23,9). Yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK gồm tiền sử gia đình đái tháo đường, tiền sử đẻ con to ≥ 4000g
  tiền sử thai lưu sẩy thai
  tuổi mẹ ≥ 35, chỉ số BMI trước khi mang thai ≥ 23 là các biến độc lập với đái tháo đường thai kỳ. Tỷ lệ mổ đẻ sản phụ ĐTĐTK là 48,1%. Tỷ lệ đờ tử cung 9,2% ở nhóm đái tháo đường thai kỳ. Chấn thương sinh dục chiếm 5,5%. Chấn thương trẻ, đẻ mắc vai chiếm tỷ lệ 1,8. Kết luận Cần tầm soát ĐTĐTK thường quy ở tất cả thai phụ khám thai, nhất là thai phụ BMI ≥ 23, có tiền sử sinh con thai chết lưu, sinh con >
 4000gr., Tóm tắt tiếng anh, To study the influencing factors related to gestational diabetes and pregnancy outcome. Methods Descriptive cross-sectional study. Results The mean age of pregnant women with gestational diabetes was 29.2 ± 6.6 years, the youngest is 16 years old, and the oldest is 46 years old. The prevalence of gestational diabetes in the group of history of macrosomia (≥ 4000g) is 20.4%. Multiple pregnancies present in 3.1%, polyhydramnios was found in 7.4%. Preeclampsia was observed in 16.6%. The risk of gestational diabetes of women over 35 years old is about 5.6 times as high as normal,95% CI (1,4-21.5). And for those whose BMI is from 23, their risk increases 3.4 times 95% CI (1.1-10.3). The chance of gestational diabetes increased by 8.2 times 95% CI (1.7-38.6) in the women who have a history of stillbirth and miscarriage. History of preterm birth has a 5.2 increased risk of gestational diabetes, 95% CI (1.7-38.6). The risk increased by 8.8 (1.06- 73.6), p 4000 gram), respectively. Risk factors for gestational diabetes which include a family history of diabetes, history of macrosomia ≥ 4000g
  history of stillbirth
  maternal age ≥ 35, prepregnancy BMI ≥ 23 are independent variables for gestational diabetes. About 48,1% of women underwent cesarean section 48.1% in the control group. The prevalence of uterine atony is 9.2% in the gestational diabetes group. Genital track trauma present in 5.5%. The rate of birth injury, shoulder dystocia is 1.8%. Conclusion Routine screening of gestational diabetes is required in all pregnant women with antenatal care, especially pregnant women with BMI ≥ 23, history of stillbirth, and history of macrosomia >
  4000gr.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH