Ảnh hưởng của dân số trong độ tuổi đến trường đối với đội ngũ giáo viên ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Huỳnh Phẩm Dũng Phát

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học (Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh), 2020

Mô tả vật lý: 1308-1317

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 417605

 Quy mô của dân số trong độ tuổi đến trường hay quy mô học sinh (HS) đều có những ảnh hưởng nhất định đến quy mô giáo viên (GV) ở các cấp học thông qua nhiều mặt khác nhau. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, số dân trong độ tuổi đi học và HS ở bậc mầm non, tiểu học (TH) tăng đáng kể, tuy nhiên lại có nhiều biến động ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông. Điều này đã góp phần làm thay đổi số HS trên một GV của từng vùng nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Bài viết phân tích quy mô và tốc độ tăng của dân số trong độ tuổi đi học, số HS và GV của từng cấp ở các vùng và trên cả nước trong giai đoạn 2010-2017
  qua đó, tác giả so sánh tỉ lệ số dân trong độ tuổi đi học với HS bình quân trên một GV để đánh giá mức độ phù hợp của quy mô đội ngũ GV
  từ đó, xác định những tồn tại cần phải giải quyết và đưa ra một số đề xuất đối với ngành giáo dục nhằm xây dựng định hướng phát triển giáo dục phù hợp với tình hình biến động số trẻ thực tế ở từng vùng và từng cấp học trong thời gian tới., Tóm tắt tiếng anh, The size of the school-age population or the size of pupils has certain effects on the size of teachers at different levels of education. In Vietnam, in recent years, the number of school-age population and pupils of preschool and elementary school have increased significantly. However there have been many fluctuations in lower secondary and upper secondary levels. This has contributed to changing pupils -teacher ratios in each region in Vietnam. The article analyzes the size and growth rate of the school-age population, pupils-teachers ratios of each level in various regions across the country in the period of 2010-2017. Thereby, the author compares the ratios to assess the appropriateness of teachers' size and then identifying any shortcoming that needs to be solved. The paper also suggests some proposals to the education sector in order to build educational development orientations with the actual school-age population fluctuation in each region and level in next period.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH